Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, nó tồn tại như một hệ thống cấu trúc toàn vẹn bao gồm các thành tố có mối liên hệ thống nhất biện chứng với nhau, trong mỗi thành tố lại là một hệ thống độc lập tương đối và hoạt động thực tế của học viên chính là một thành tố cấu thành của quá trình. Vì vậy, khi tổ chức các biện pháp quản lý hoạt động thực tế của học viên phải bảo đảm tính gắn kết, tác động, thúc đẩy lẫn nhau, phù hợp với các thể chế của Bộ GD&ĐT, Bộ Cơng an, có như vậy mới phát huy tối đa hiệu quả các biện pháp.
Hoạt động thực tế của học viên luôn gắn liền với mục tiêu đào tạo của nhà trường và nằm trong hệ thống mục tiêu đào tạo của Bộ Công an. Đây là cơ sở quy định sự thống nhất giữa nhận thức và hành động trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo, trong thực hiện nguyên lý dạy học lý luận luôn luôn gắn liền với thực tiễn, với định hướng dạy học phát triển năng lực.
Thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống trong quản lý hoạt động thực tế của học viên đòi hỏi các biện pháp phải được tổ chức khoa học, có tác động đến tồn bộ quá trình tổ chức các hoạt động thực tế của học viên, từ nhận thức đến thực tiễn tổ chức hoạt động thực tế, nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và hướng đến mục đích của q trình tổ chức hoạt động thực tế của học viên. Trên cơ sở hiểu rõ bản chất và nắm vững được tương quan hệ thống thì nhà quản lý lựa chọn biện pháp phù hợp, có khả năng áp dụng và hiện thực hóa trong mục tiêu đào tạo cán bộ trinh sát an ninh, trinh sát ngoại tuyến và cán bộ cảnh vệ... thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật
tự, an tồn xã hội trong tình hình mới.