Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt thực tế của học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng nhu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 34)

Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thực tế là một nội dung cơ bản trong quản lý giáo dục nhà trường, nhằm đảm bảo cho giáo viên có được phương pháp, hình thức thức tổ chức hoạt động thực tế phù hợp, sử dụng hợp lý thời gian và đạt được hiệu quả cao.

Phương pháp, hình thức tổ chức thực tế có quan hệ mật thiết với nội dung giáo dục và mục tiêu giáo dục. Có được phương pháp tổ chức hoạt động thực tế tối ưu, đó là điều kiện để thực hiện mục tiêu GD&ĐT đã xác định. Mỗi một nội dung, chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động cụ thể địi hỏi phải lựa chọn những phương pháp, hình thức thực tế tương ứng.

Chương trình đào tạo hiện nay của Bộ GD&ĐT nói chung và Bộ Cơng an nói riêng được thiết kế theo hướng ngày càng tinh gọn, giảm thời lượng học lý thuyết, tăng thời gian thực hành, dạy học theo định hướng phát triển năng lực, dạy học theo tình huống… vì vậy yêu cầu đối với người học ngày càng cao và đòi hỏi phải hoạt động, tham gia thực tiễn nhiều. Đặc biệt, đối với các mơn chun ngành, địi hỏi học viên phải chủ động trong việc tự học; gắn chặt giữa học lý thuyết với thực hành thì mới có khả năng nắm vững các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng có hiệu quả.

Việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tế phải luôn bám sát diễn biến của thực tiễn xã hội, tình hình địa bàn, tình hình an ninh, trật tự… theo quy định của Hướng dẫn 6777/HD-X11 về địa bàn thực tế. Trên cơ sở đó tạo điều kiện tốt nhất để học viên phát huy cao độ vai trị chủ thể, tự giác, tích cực; chủ động trong việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào thực tiễn nơi đại bàn mà học viên tham gia thực tế. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp, hình thức thực tế phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa bàn, phát huy được tính chủ động, thu hút, lôi cuốc học viên tích cực tham gia, thơng qua đó bồi dưỡng, rèn luyện và tự hoàn thiện nhân cách.

Hoạt động thực tế của học viên là hoạt động nhận thức, trải nghiệm có tính chất vừa nghiên cứu, vừa trải nghiệm bản thân, vì vậy trong quản lý phương pháp, hình thức thực tế cần tạo ra điều kiện môi trường, điều kiện cho học viên thực hành tốt, giúp cho họ biết học hỏi, tìm tịi, khám phá, đúc rút kinh nghiệm để có được các kỹ năng và phương pháp thực tế phù hợp, hình thành phương pháp nghiên cứu, trải nghiệm và đức rút kinh nghiệm.

Trong quá trình tổ chức hoạt động thực tế, cần tạo điều kiện cho học viên kết hợp nhiều phương pháp, hình thức. Kết hợp giữa việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành, gắn lý luận với thực tiễn, hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, pháp luật, nghiệp vụ và các kỹ năng mềm theo chuẩn đấu ra của chương trình đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt thực tế của học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng nhu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)