1. Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I hiện nay, chỉ ra các yếu tố tác động và các biện pháp quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT trường, của ngành đáp ứng u cầu cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I là hệ thống các tác động có mục đích, có nội dung, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến toàn bộ các yếu tố trong quá trình hoạt động thực tế, nhằm bảo đảm cho hoạt động thực tế của học viên đạt được hiệu quả cao nhất, đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường và của lực lượng CAND.
Tác giả đã khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động thực tế và thực trạng quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I, qua đó rút ra ưu điểm và nhược điểm trong cơng tác quản lý để tìm ra những biện pháp quản lý hiệu quả hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như: Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động thực tế theo hướng dẫn của Bộ Cơng an; học viên tham gia tích cực, hang say trong quá trình thực tế; tạo được ấn tượng với quần chúng nhân dân, chính quyền địa phương nơi học viên thực tế... Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động thực tế của học viên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế như: Kế hoạch tổ chức thực tế chưa được cụ thể hóa đến từng học viên; cơ chế phối hợp với công an, các đơn vị địa phương chưa thực sự tốt; chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên hướng dẫn chưa có tác dụng khích lệ; kinh phí, tài chính và các điều kiện đảm bảo còn hạn hẹp...
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động thực tế của học viên ở Trường CĐ ANND I, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp đó là: Tổ chức các
hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên và học viên về hoạt động thực tế; xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động thực tế cho học viên bảo đảm thiết thực, khả thi, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thực tế cho học viên; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động thực tế cho cán bộ, giáo viên và học viên; chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thực tế của học viên; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tế của học viên. Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, qua khảo sát các biện pháp cho thấy các biện pháp đưa ra đều thể hiện rõ sự cần thiết và tính khả thi rất cao.