động thực tế của học viên
* Thực trạng quản lý nội dung hoạt động thực tế của học viên
Để đánh giá thực trạng quản lý nội dung hoạt động thực tế của học viên hiện nay, chúng tôi trực tiếp nghiên cứu các kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường, của đơn vị, kế hoạch của giáo viên và học viên kết hợp với điều tra bằng bảng hỏi. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát CBQL, giáo viên, cán bộ địa phương và học viên về việc chỉ đạo nội dung hoạt động thực tế của học viên
Nội dung đánh giá
Mức độ biểu hiện
Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt
SL % SL % SL % SL %
Việc chỉ đạo xây dựng cấu trúc nội dung hoạt động thực tế của học viên
104 47.3% 83 37.7% 21 9.5% 12 5.5%
Việc chỉ đạo xây dựng nội dung hoạt động thực tế đảm bảo bám sát mục tiêu giáo dục của nhà trường
102 46.4% 81 36.8% 19 8.6% 18 8.2%
Việc chỉ đạo xây dựng nội dung hoạt động thực tế đảm bảo tính tính khả thi phù hợp với đặc điểm học viên, điều kiện nhà trường và địa bàn thực tế.
97 44.1% 78 35.5% 30 13.6% 15 6.8%
Việc chỉ đạo tổ chức thực
thực tế đa dạng và phong phú (sinh hoạt cộng đồng, lao động, tình nghĩa, giao lưu, xây dựng nông thôn mới, rèn luyện…)
Kết quả bảng 2.6 cho thấy:
Số CBQL, giáo viên, cán bộ địa phương và học viên đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt cho các nội dung liên quan đến việc chỉ đạo xác định nội dung hoạt động thực tế là trên 78.2%. Kết quả này chứng tỏ việc chỉ đạo xác định nội dung tổ chức hoạt động thực tế cho học viên hiện nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và mục tiêu, kế hoạch đề ra. Theo quy định, phân cấp quản lý thì các chủ thể đã chủ động chỉ đạo sâu sát đến tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong việc chỉ đạo xây dựng nội dung, tổ chức các hoạt động thực tế cho học viên thì nội dung: Việc chỉ đạo xây dựng cấu trúc nội dung hoạt động thực tế của học viên xếp thứ nhất với tỷ lệ đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt là 85%; việc chỉ đạo xây dựng nội dung hoạt động thực tế đảm bảo bám sát mục tiêu giáo dục của nhà trường xếp thứ hai với tỷ lệ đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt là 83.2%; việc chỉ đạo xây dựng nội dung hoạt động thực tế đảm bảo tính tính khả thi phù hợp với đặc điểm học viên, điều kiện nhà trường và địa bàn thực tế xếp thứ ba với tỷ lệ đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt là 79.6% và thấp nhất là Việc chỉ đạo tổ chức thực hiện nội dung hoạt động thực tế đa dạng và phong phú (sinh hoạt cộng đồng, lao động, tình nghĩa, giao lưu, xây dựng nơng thơn mới, rèn luyện…) với tỷ lệ đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt là 78.2%.
Kết quả này cho thấy, Nhà trường đã bám sát chỉ đạo của Bộ Công an, Hướng dẫn 6777/HD-X11, mục tiêu của kế hoạch để chỉ đạo lựa chọn và xây dựng cấu truc nội dung tổ chức hoạt động thực tế cho học viên, tổ chức các hoạt động thực tế rất phong phú và đa dạng, gắn liền với công việc của địa bàn cơ sở, thơng qua đó để bồi dưỡng, phát triển học viên. Tuy nhiên, theo đánh giá vẫn còn từ 15% - 21.8% khách thể cho rằng việc chỉ đạo nội dung hoạt động thực tế của nhà trường ở mức độ bình thường và chưa tốt, nhất là nội dung chỉ
đạo tổ chức thực hiện nội dung hoạt động thực tế đa dạng và phong phú (21.8%). Do đó, nhà trường cần khảo sát thực tế địa bàn cơ sở, đặc điểm học viên và điều kiện của nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung và tổ chức các hoạt động đảm bảo có tính khả thi; đồng thời thường xuyên tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú hơn nữa để thu hút, lôi cuốn học viên tham gia.
* Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động thực tế
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát CBQL, giáo viên, cán bộ địa phương và học viên về việc chỉ đạo phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thực tế của học viên
Nội dung đánh giá
Mức độ biểu hiện
Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt
SL % SL % SL % SL %
Chỉ đạo việc thực hiện đa dạng hóa các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thực tế 101 45.9% 67 30.5% 41 18.6% 11 5% Chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thực tế phù hợp với đặc điểm học viên và điều kiện nhà trường 72 32.7% 86 39.1% 46 20.9% 16 7.3% Chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thực tế phù hợp với địa bàn 65 29.5% 90 40.9% 45 20.5% 20 9.1%
CBQL, giáo viên, cán bộ địa phương và học viên đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt cho việc chỉ đạo phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động thực tế của nhà trường hiện nay (70.4% - đánh giá mức độ rất tốt và tốt). Đặc biệt việc là chỉ đạo đơn vị, đội ngũ giáo viên, học viên tích cực, nỗ lực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động thực tế cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, với nhiệm vụ nhà trường hiện nay và phù hợp với đặc điểm học viên, điều kiện của nhà trường, địa bàn cơ sở.
Cùng với khảo sát, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối với Ban giám hiệu, lãnh đạo Bộ mơn Lý luận Chính trị và Khoa học xã hội nhân văn, Phòng Quản lý học viên, một số giáo viên trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn học viên thực tế tại địa phương. Kết quả cho thấy, trong việc xác định phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động thực tế, các cấp quản lý đã chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động thực tế; khắc phục các hiện tượng mang tính hình thức, khơng có hiệu quả, khơng phù hợp với học viên, điều kiện nhà trường và địa bàn cơ sở; coi trọng các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thực tế thiết thực, hiệu quả phù hợp nhu cầu học viên, mục tiêu đào tạo và địa bàn cơ sở.
Tuy nhiên, trong các nội dung liên quan đến việc xác định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thực tế thì việc chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thực tế phù hợp với địa bàn là chưa thuyết phục (20.5% cho là bình thường và 9.1% cho là chưa tốt). Điều đó chứng tỏ, CBQL chưa thực sự bám sát địa bàn cơ sở khi xây dựng và chỉ đạo hoạt động thực tế.