Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt thực tế của học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng nhu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 82)

* Những ưu điểm chính

Trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng ủy Trường CĐ ANND I đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tạo

chuyển biến tích cực trong nhận thức, thái độ trách nhiệm về việc nâng cao chất lượng GD&ĐT; Đảng ủy, Ban Giám hiệu kịp thời đề ra các chủ trương, biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động thực tế của học viên.

Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường dựa trên cơ sở thực tế của nhà trường, bằng năng lực quản lý và kinh nghiệm của mình; dựa trên hệ thống các chế định về GD&ĐT... đã xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp chỉ đạo để quản lý hoạt động thực tế của học viên đạt được mục tiêu ở mức độ cao nhất, trong điều kiện thực tế của nhà trường hiện nay. Đồng thời, các chủ thể quản lý ln chú trọng cải tiến các phương pháp, hình thức phù hợp với từng thời điểm, tưng hoàn cảnh, điều kiện của nhà trường, của địa phương và học viên nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động thực tế từng bước nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thực tế của học viên đáp ứng đuợc yêu cầu đổi mới giáo dục và thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ của người cán bộ trinh sát an ninh.

Đội ngũ cán bộ quản lý của Trường CĐ ANND I rất quan tâm đến nề nếp, điều lệnh CAND, tơn trọng văn hóa, phong tục tập quán địa phương, thông qua việc xây dựng và thực hiện tốt các qui chế đã đề ra đối với quá trình thực tế và quản lý học viên. Chủ thể quản lý đã xây dựng được đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên hướng dẫn có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng, có lịng u nghề và tinh thần trách nhiệm cao trong; tập thể sư phạm, Ban chỉ đạo thực tế đoàn kết cùng với học viên đã phối hợp, sâu sát, gắn bó với chính quyền địa phương hồn thành tốt nhiệm vụ thực tế theo kế hoạch.

Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc vận dụng sang tạo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn trong công tác đào tạo cán bộ an ninh; có nhận thức sấu sắc về xu hướng đổi mới GD&ĐT hiện nay, dạy học theo định hướng phát triển năng lực; nghiên cứu, nắm vững thực tế của đời sống xã hội, nhất là yêu cầu cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm đặt ra đối với lực lượng công an và

cán bộ an ninh… Từ đó đã quan tâm đến việc tổ chức hoạt động thực tế, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho học viên.

Được sự quan tâm, chỉ đạo kiểm tra, giám sát của Bộ Công an đối với công tác quản lý hoạt động dạy học nói chung và hoạt động thực tế nói riêng. Đội ngũ cán bộ quản lý, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các khoa, bộ mơn, phịng ban của nhà trường đã có nhiều biện pháp tích cực, nhằm đổi mới hoạt động dạy và học, hoạt động quản lý giáo dục, quản lý hoạt động thực tế của học viên, thơng qua đó bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên để tổ chức tốt, quản lý tốt hoạt động dạy và học của nhà trường, trong đó có hoạt động thực tế.

*Những hạn chế chủ yếu

Công tác quản lý hoạt động thực tế của học viên là vấn đề mới, có tính đặc thù và rất phức tạp; việc tổ chức, quản lý hoạt động thực tế của học viên có liên quan đến nhiều lực lượng cơ quan trong và ngồi trường, chính quyền địa phương, quần chúng nhân dân, văn hóa, phong tục tập quán…Mặc dù các nhà quản lý đã đề ra rất nhiều biện pháp cụ thể để chỉ đạo, song cũng có những biện pháp chưa phù hợp, tính hiệu quả thấp.

Cán bộ quản lý các nhà trường chưa được đào tạo cơ bản về quản lý hoạt động thực tế của học viên, quản lý hoạt động học tập lồng ghép với hoạt động thực tiễn, quản lý học viên tại địa bàn cơ sở... Trong q trình thực hiện cơng tác quản lý hoạt động thực tế, các nhà quản lý chủ yếu tự học, tham khảo kinh nghiệm, tự đúc rút kinh nghiệm là chính, nên thiếu cơ sở khoa học, mang tính chủ quan, do vậy hiệu quả quản lý không cao.

Đội ngũ giáo viên chủ nghiệm, giáo viên hướng dẫn thực tế, chưa thực sự đồng bộ về cơ cấu, tuổi đời trẻ, non kinh nghiệm; kỹ năng làm việc nhóm, làm việc tập thể chưa cao; kỹ năng phối hợp với cán bộ, chính quyền địa phương trong cơng tác quản lý, chỉ đạo cịn yếu; chậm đổi mới phương pháp, chưa tích cực khai thác, tận dụng những lợi thế trong quản lý.

Nhà trường đã tổ chức các hoạt động thao sơ kết, tổng kết các đợt thực tế để rút kinh nghiệm ở Ban chỉ đạo, ở bộ mơn, phịng Quản lý học viên và giáo viên nhưng cịn nặng về hình thức, khơng thực sự hiệu quả. Bộ mơn Lý luận

Chính trị và khoa học xã hội nhân văn, Phòng Quản lý học viên đã tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu tổ chức Hội thảo khoa học bàn về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thực tế cho học viên, tuy nhiên ý kiến phát biểu chưa thực sự sâu sát, chưa đươc giáo viên tiếp thu vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý, chỉ đạo học viên thực tế mà giáo viên, cán bộ hướng dẫn vẫn làm theo thói quen, kinh nghiệm chủ quan, với tâm lý ngại thay đổi… Như vậy, công tác chỉ đạo hoạt động thực tế của nhà trường, lãnh đạo các đơn vị còn thiếu quyết liệt, nặng nề về hành chính chưa thực sự có hiệu quả.

Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thực tế trong nhà trường chưa được thực hiện thường xun và cịn mang tính hình thức, phiến diện, chưa phản ánh thực chất hoạt động đánh giá kết quả thực tế của học viên. Phương tiện, kinh phí, tài chính… đảm bảo cho hoạt động thực tế của học viên còn thiếu, điều này ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động thực tế.

Kết luận chƣơng 2

Hoạt động thực tế là một trong những con đường cụ thể, trực quan và hiệu quả của quá trình nhận thức, quá trình dạy học. Chất lượng, hiệu quả hoạt động thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ quan có ảnh hưởng rất lớn như: Nhận thức, động cơ, thái độ của chủ thể quản lý, đội ngũ cán bộ, giáo viên đóng vai trị chen chốt về mục tiêu, chương trình, nội dung, đổi mới hình thức, phương pháp thực tế, đảm bảo chất lượng hoạt động thực tế của học viên.

Kết quả khảo sát cho thấy, công tác quản lý hoạt động thực tế của nhà trường đã có những chuyển biến đáng kể, nhà trường đã thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của ngành, Hướng dẫn 6777/HD-X11 của Tổng Cục xây dựng lực lượng CAND về hoạt động thực tế của học viên các trường CAND. Điều đó chứng tỏ nhà trường rất quan tâm, chú trọng công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch thực tế; phân công sắp xếp thời thời gian, địa bàn thực tế tương đối khoa học, hợp lý góp phần nâng cao chất lượng thực tế của học viên.

Tuy nhiên, các chức năng quản lý chưa triển khai một cách đồng bộ, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Việc xác định mục tiêu, xây dựng kế

hoạch; nội dung hoạt động, địa bàn thực tế, thời gian thực tế chưa thực sự phù hợp; hình thức kiểm tra, đánh giá mang tính chất chủ quan, thiếu cơ sở khoa học; nhận thức, kinh nghiệm, trình độ giáo viên về lĩnh vực này còn hạn chế; cơ sở vật chất, kinh phí, tài chính, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thực tế còn còn thiếu.

Quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý hoạt động thực tế nói riêng của nhà trường đã đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn còn những yếu kém, bất cập chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới quản lý trong giai đoạn hiện nay do những nguyên nhân chủ quan và khách quan đặt ra. Từ các hệ thống lý luận và kết quả đánh giá thực trạng quản lý, là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động thực tế của học viên Trường CĐ ANND I trong chương 3.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA HỌC VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN I ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt thực tế của học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i đáp ứng nhu cầu đào tạo giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)