Nguyên nhân gây ra tự kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 27 - 29)

1.3. Dấu hiệu nhận biết và phân loại trẻ tự kỷ

1.3.4. Nguyên nhân gây ra tự kỷ

Cho đến thời điểm hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được những nguyên nhân chính xác gây tự kỉ. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu đã có q trình làm việc với trẻ tự kỉ thì tự kỉ có thể liên quan đến hai nhóm ngun nhân chính sau đây:

1.3.4.1. Nhóm nguyên nhân sinh học

Nhóm nguyên nhân sinh học, bao gồm bốn nguyên nhân cơ bản như sau:

Nguyên nhân có liên quan đến những bất thường về gen.Nhiều nhà nghiên

cứu cho rằng, những bất thường trong việc kết hợp giữa gen của người bố và người mẹ hoặc gen được truyền lại từ những thế hệ trước trong gen người bố hoặc người mẹ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến rối loạn này ở trẻ. Một trong những minh chứng là cơ sở cho các nhà khoa học thiên nhiều về nguyên nhân này là kết quả được thẻ hiện trên các cặp song sinh cùng trứng. Kết quả đã chỉ ra rằng, có đến 90 - 95% trường hợp những trẻ có những gen giống nhau (trẻ sinh đôi) sẽ cùng mắc tự kỉ. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên các trẻ sinh đơi nhưng khác trứng thì tỉ lệ cả hai cùng

Nguyên nhân có liên quan đến sự phát triển bất thường của não. Một số

nghiên cứu chỉ ra rằng: hành tủy trên não của trẻ tự kỉ bé hơn bình thường, do vậy họ nghi ngờ đây là nguyên nhân dẫn đến tự kỉ.Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho rằng: tiểu não bé hơn bình thường mới là nguyên nhân dẫn đến tự kỉ. Như vậy, mặc dù có những nghi ngờ về sự phát triển bất thường của não nhưng chưa có nghiên cứu nào đưa ra được các bằng chứng thuyết phục về việc phát triển bất thường của các bộ phận cụ thể trên não.

Nguyên nhân có liên quan đến việc tiêm vắcxin. Một số nhà nghiên cứu nghi

ngờ và đã có những nghiên cứu trên hai nhóm trẻ: nhóm trẻ khơng tiêm vắcxin và nhóm trẻ được tiêm vắcxin, sau đó so sánh tỉ lệ mắc tự kỉ trên hai trẻ này. Tuy nhiên, một số ngun nhân khơng mang tính thuyết phục cao,bởi có một số nghiên cứu được tiến hành mới đây ở Anh và Mỹ đều chỉ ra rằng: khơng có sự khác biệt về tỉ lệ mắc tự kỉ ở hai nhóm trẻ này.

Nguyên nhân có liên quan đến tuổi của bố và mẹ. Việc bà mẹ mang thai khi

ở độ tuổi trên 35 tuổi luôn được cảnh báo về nguy cơ cao sinh ra các trẻ có những rối loạn về thần kinh, trong đó, khơng loại trừ tự kỉ. Nguy cơ này sẽ tăng dần trong khoảng 5 năm, tức là cứ 5 năm tiếp theo thì mức độ nguy cơ cũng như tỉ lệ các bà mẹ này sinh ra những đứa con rối loạn về thần kinh càng tăng và điều này sẽ được thể hiện rõ rệt nhất ở độ tuổi 40 – 45 tuổi [39, tr.24].

1.3.4.2. Nhóm ngun nhân có liên quan đến mơi trường xã hội

Những nghiên cứu theo nhóm nguyên nhân này chú trọng nhiều đến những tác động của các yếu tố trong mơi trường giáo dục ở gia đình, nhà trường và xã hội dẫn đến việc trẻ mắc tự kỉ. Ngay trong các nghiên cứu mô tả của Leo Kanner về trường hợp trẻ tự kỉ lần đầu tiên vào năm 1943 hay của bác sĩ Hans Asperger vào năm 1944, nguyên nhân có liên quan đến sự chăm sóc, giáo dục của cha mẹ cũng được nhắc tới trong việc gây ra rối loạn này ở trẻ. Hiện nay, theo chẩn đoán của nhiều bác sĩ và nhà tâm lí trong quá trình tiếp xúc với trẻ tự kỉ, việc cho trẻ xem tivi quá nhiều trong một ngày cũng là một trong những ảnh hưởng và nguyên nhân gây nên rối loạn tự kỉ ở trẻ.

Mặc dù, đã tồn tại những quan điểm nêu trên về nguyên nhân gây tự kỉ nhưng cần phải khẳng định rằng, đây là nhóm ngun nhân gây tự kỉ ít có cơ sở và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)