Chỉ đạo xây dựng và trang bị cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 95 - 96)

3.2.5.1. Mục đích ý nghĩa

Việc tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học trong trường tiểu học giúp hỗ trợ tích cực cho GDHN. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế, những đặc điểm tâm lý và thể trạng học sinh tử kỷ mà đòi hỏi các nhà trường có sự lựa cho phù hợp với tính đặc thù của mình. GDHN cần được xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn. Nghĩa là học sinh tự kỷ cần có được những yếu tố thuận lợi nhất cho sự vận động, tương tác cũng như học tập trong trường tiểu học.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn ngắn và tầm nhìn khoảng 5 đến 10 năm nhằm huy động các nguồn lực xây dựng trường tiểu học như nguồn ngân sách, xã hội hóa để đảm bảo theo Điều lệ trường tiểu học và các tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia theo quyết định hiện hành của Bộ GD&ĐT.

Khảo sát thực trạng, tham khảo tư vấn của các nhà chuyên môn, nhà quản lý để sửa chữa và bổ sung thêm những hạng mục nhằm tạo thuận lợi cho việc vận động, tương tác, giao tiếp… của học sinh tự kỷ.

thống tranh ảnh nhằm tăng khả năng giao tiếp khi trẻ thực hiện nhiệm vụ, bởi đặc điểm của trẻ tự kỷ thường hay chỉ thích làm một số cơng việc quen thuộc. Mỗi giáo viên dạy hoà nhập phải nhận thức rõ vị trí vai trị của đồ dùng dạy - học trong dạy học hoà nhập cho trẻ khuyết tật không giống với trẻ tự kỷ. Các nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ cho họ kinh phí theo khả năng nguồn kinh phí của đơn vị, địa phương.

Sử dụng những đồ vật do giáo viên tự làm mà những HSTK yêu thích để làm phần thưởng khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ học tập trong kế hoạch dạy học.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Để tiến hành xây dựng và trang bị cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học, phòng GD&ĐT phải yêu cầu các nhà trường Tiểu học:

- Huy động mọi nguồn lực trong xã hội từ cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đến phụ huynh học sinh;

- Tuyên truyền sâu rộng về GDHN HSTK tới phụ huynh và các lực lượng ngoài xã hội để họ thấy được ý nghĩa và mục đích tốt đẹp, cần thiết của GDHN HSTK. Từ đó cán bộ quản lý, giáo viên kêu gọi phụ huynh, nhà hảo tâm… chung tay ủng hộ, hỗ trợ hoạt động;

- Công khai, dân chủ các nguồn huy động. Tổ chức giám sát, kiểm tra đồng thời đánh giá tổng kết và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan và cha mẹ học sinh;

- Trong việc huy động các nguồn lực vật chất để phục vụ cho cơng tác GDHN thì phải gắn vai trị của GVCN; tôn trọng, đề cao trách nhiệm đối với với PHHS cũng như các lực lượng bên ngoài cùng với sự minh bạch về tài chính sẽ tiếp thêm lịng tin, sự nhiệt huyết của GV, sự nhiệt tình của phụ huynh. Thơng qua các hoạt động GDHN HSTK giúp gắn kết mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng ngồi xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)