Quản lý phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 100 - 104)

nhập cho học sinh tự kỷ

3.2.7.1. Mục đích ý nghĩa

Nhà trường, gia đình và xã hội là ba lực lượng giáo dục quan trọng. Việc phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong cùng mục tiêu, một yêu cầu cùng trao đổi để đồng thuận, từ đó lên chương trình kế hoạch phù hợp với đối tượng lứa tuổi; cùng chung một phương thức giáo dục và sắp xếp hợp lý các lực lượng bên trong, ngoài nhà trường cùng tham gia sẽ đem lại hiệu quả giáo rõ ràng.

Tạo sự đồng thuận giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả việc quản lý giáo dục hòa nhập cho HSTK tại các trường Tiểu học huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hiệu trưởng phải chỉ rõ tầm quan trọng của việc giáo dục hòa nhập học sinh tự kỷ khơng chỉ là nhiệm vụ chính trị của đơn vị mà cịn là kỳ vọng của cộng đồng xã hội, đặc biệt là mong muốn bản thân HSTK và gia đình; Việc tiến hành trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh tự kỷ cho cán bộ giáo viên các nhà trường là trách nhiệm của từng chủ thể và sự phối hợp giữa các chủ thể có liên quan đến hoạt động giáo dục hịa nhập cho học sinh tự kỷ.

Tuyên truyền, vận động và thuyết phục cho phụ huynh học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hịa nhập HSTK từ đó tranh thủ sự ủng hộ của PHHS cả về nội dung giáo dục cũng như hỗ trợ tài chính cho hoạt động; phối hợp

với các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương trên địa bàn huyện, xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, quy chế phối hợp với tất cả các lực lượng tham gia giáo dục hòa nhập học sinh tự kỷ.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện

Để tiến hành phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đạt hiệu quả cao Phòng GD&ĐT cần phải chỉ đạo thực hiện tốt các mặt sau:

- Đối với cán bộ quản lý:

Cán bộ quản lý của các nhà trường Tiểu học phải nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục: Mục tiêu giáo dục, chương trình, phương pháp giảng dạy, đổi mới quản lý giáo dục, quản lý giáo dục hòa nhập... các quy định, chính sách của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và các cấp có liên quan về quản lý giáo dục hòa HSTK. Các nhà quản lý cần phải nhận thức được tầm quan trọng về cơng tác giáo dục hịa nhập trẻ tự kỷ, có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục thành nội quy, quy chế, chương trình hành động một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường.

Xác định trách nhiệm giáo dục hịa nhập HSTK là trách nhiệm của tồn thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ viên chức chứ không phải là trách nhiệm của một cá nhân, tổ chức nào. Vì thế, các cán bộ quản lý phải làm tốt vai trò của người đứng đầu, gương mẫu, dám nghĩ, dám làm dám chịu trách nhiệm trước tập thể về công tác chỉ đạo của minh.

Việc giáo dục hòa nhập HSTK phải được thống nhất về nội dung, được tiến hành thường xuyên, liên tục nhất quán trong chỉ đạo ở mọi lúc, mọi nơi và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

Phải luôn quan tâm đến việc xây dựng mơi trường sư phạm có văn hóa, quy tắc ứng xử đảm bảo tính giáo dục ngày càng cao. Xây dựng nề nếp kỷ luật, quy chế học tập, thưởng phạt nghiêm minh học sinh thực hiện tốt hoặc học sinh còn vi phạm.

Tuyên truyền, quán triệt chủ trương, quy định của ngành. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp thường xuyên với phụ huynh, địa phương và các tổ chức xã hội để tạo được sự đồng thuận, chung sức trong q trình giáo dục hịa nhập HSTK.

- Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp:

vững hồn cảnh gia đình, tâm sinh lý, thể rối loạn phổ tử kỷ của từng học sinh để có phương pháp giáo dục thích hợp. Bồi dưỡng cho GVCN về quản lý tập thể học sinh, các kỹ năng tổ chức hoạt động học cho học sinh đồng thời phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục hòa nhập học sinh tự kỷ tại lớp chủ nhiệm.

- Đối với giáo viên bộ môn:

Là thành viên quan trọng cùng nhà trường, GVCN quản lý tốt hơn mọi hoạt động của học sinh trong cũng như ngoài giờ học. GV bộ môn phải xây dựng kế hoạch bài giảng gắn với việc hình thành những kỹ năng cần thiết, thiết thực đối với trẻ tự kỷ. Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh tự kỷ...

Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng trong đơn vị thông qua việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" bằng sự gương mẫu và việc làm cụ thể. Bởi vì theo một số nhà quản lý giáo dục nhận định: Muốn giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh đạt hiệu quả thì giáo viên cũng phải là những người có tư cách đạo đức tốt, là tấm gương mẫu mực, xử lý linh hoạt các kỹ năng trong cuộc sống để học sinh noi theo.

- Đối với HSTK:

Cần phân tích, giáo dục cho trẻ thấy được tầm quan trọng của việc học tập và rèn kỹ năng nhằm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của các em, giúp các em có thể có được những kỹ năng sống cần thiết để các em có thể dễ dàng hịa nhập cộng đồng. Nội dung và hình thức giáo dục nhận thức vấn đề này có nhiều cách nhưng một trong các cách hiệu quả đã được áp dụng ở nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới là nêu gương thông qua sự thành công của các cá nhân mắc hội chứng tự kỷ có thật.

- Đối với phụ huynh học sinh:

Qua một số nhân vật nổi tiếng bị tự kỷ như Justin Timberlake (Nam ca sỹ chủ nhân của giải Grammy), Iamie Oliver (người đầu bếp trên truyền hình Traver and Living), Michael Phelpl (Vận động viên bơi lội dành 14 huy chương vàng tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008)... để giúp PHHS hiểu biết về trẻ tự kỷ có thể trở thành thiên tài. Từ đó PHHS có thể tin tưởng vào việc GDHN của nhà trường.

Tuyên truyền, vận động để PHHS biết được mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục và các quy định của ngành giáo dục đối với hoạt động giáo dục HSTK trong nhà trường.

Gia đình phải thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức của con mình, thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường qua nhiều kênh thông tin và với tần suất cao hơn so với những trẻ bình thường trong lớp. Người lớn trong gia đình phải nêu gương tốt cho trẻ em về thái độ hành vi, cách ứng xử của mình đối với bản thân và đối với cộng đồng.

Gia đình cần quan tâm tạo điều kiện để con em mình được đến trường, dành thời gian cần thiết cho việc chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra con em về mọi mặt để kịp thời động viên khi con tiến bộ và nghiêm khắc uốn nắn những sai lệch trong học tập, sinh hoạt của các con. Mặt khác gia đình cần chủ động tìm hiểu qua nhà trường để nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, nắm vững các quy định của nhà trường đối với học sinh, quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tham gia cùng nhà trường tổ chức một số hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo theo khả năng, điều kiện cho phép.

- Đối với địa phương:

Tăng cường công tác tuyên truyền về dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm ngăn chặn tình trạng bùng nổ dân số tác động đến tài nguyên môi trường, sự phát triển... làm mất cơ hội đến trường của trẻ em.

Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tuyên truyền để phụ nữ khi mang thai cần phải kiểm tra, khám sàng lọc trước sinh.

Cần quan tâm thường xuyên đến tình hình an ninh trật tự, an toàn, mỹ quan khu vực quanh trường học. Chủ động phối hợp cùng nhà trường giáo dục học sinh nhất là những học sinh cá biệt để đảm bảo an tồn cho trẻ trong tình trạng tệ nạn bắt cóc, bn bán trẻ em ngày càng gia tăng, qua đó giúp nhà trường giải quyết những khó khăn ngồi thẩm quyền của nhà trường.

Nhà trường và cộng đồng xã hội trong giáo dục phải tăng cường giáo dục những giá trị truyền thống cho học sinh; giáo dục bản sắc văn hóa địa phương; bản

tục, tập quán, lễ hội... Phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường cho học sinh tham gia vào các hoạt động văn hóa khác nhau, qua đó các em được giáo dục về tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, tình yêu quê hương đất nước, được phát triển toàn diện như trẻ em bình thường khác, tránh sự kỳ thị của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)