Nguyên tắc phù hợp với tình hình thực tế giáo dục hòa nhập và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 84 - 85)

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.2. Nguyên tắc phù hợp với tình hình thực tế giáo dục hòa nhập và

tế - xã hội địa phương

Công tác GDHN trẻ khuyết tật cấp tiểu học tại huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ đã được thực hiện khoảng 10 năm trở lại, trẻ tự kỷ thì mới bắt đầu từ năm 2013 đã thu được những kết quả rất khả quan cả về số lượng huy động, chất lượng giáo dục và khả năng hồ nhập. Đã hình thành được hệ thống quản lý chỉ đạo GDHN từ huyện - xã, thị trấn - trường tiểu học. Đội ngũ CBQL và giáo viên đã đáp ứng được phần nào yêu cầu thực hiện GDHN trong các nhà trường. Quy mô và sự phân bố mạng lưới trường, lớp và học sinh đảm bảo theo điều lệ trường tiểu học và khá thuận lợi cho việc thực hiện GDHN.

Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, Nghị quyết số 146/2010/NQ-HĐND ngày 20/8/2010 về quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục huyện giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 và chương trình phát triển sự nghiệp giáo dục huyện giai đoạn 2010 - 2015 đã nêu rõ: GDHN tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng đã đạt được; hàng năm huy động trên 65% TKT học các lớp Mẫu giáo - Mầm non, 85% TKT học tiểu học và 75% đối với THCS... Tăng cường các biện pháp cho GDHN như: Hỗ trợ các nguồn lực từ ngân sách và các lực lượng xã hội; nâng cao chất lượng CBQL và giáo viên trong công tác GDHN; đầu tư cơ sở vật chất và thực thi các chính sách phù hợp cho gia đình, TKT và giáo viên dạy hồ nhập; dạy nghề và tìm kiếm việc làm cho TKT... .

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cong nảy sinh nhiều hạn chế cả về cơ chế chính sách, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học và hàng loạt các vấn đề khác như: sự nhìn nhận của xã hội, sự phối hợp của gia đình… Do vậy, để khắc phục được những hạn chế trên và để hoạt động GDHN thực sự trở thành việc làm thường xuyên, bền vững thì cần có những biện pháp thiết thực, cụ thể tập trung vào những vấn đề như: quản lý GDHN và giáo viên dạy hoà nhập, vấn đề nhận thức, huy động các nguồn lực hỗ trợ.... từ đó đáp ứng đầy đủ nhu cầu và nguyện vọng của xã hội cũng như các bậc phụ huynh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)