dục hòa nhập HSTK và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên
3.2.6.1. Mục đích ý nghĩa
trách nhiệm và trình độ năng lực chun mơn. Trên thực tế hiện nay phần lớn cán bộ giáo viên tiểu học của huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ chưa được đào tạo bài bản để thực hiện cơng tác này, mới chỉ có trên 55% số cán bộ quản lý và giáo viên được tập huấn ở các mức độ khác nhau. Một số giáo viên trẻ được học tại các trường sư phạm Trung ương như Khoa giáo dục đặc biệt của Đại học Sư phạm Hà Nội thì lại có tuổi đời trẻ, thiếu kinh nghiệm, số lượng không nhiều, lương thấp khơng có nhu cầu tuyển dụng tại huyện miền núi khó khăn. Do vậy khơng thể đáp ứng thoả mãn cho việc thực hiện có chất lượng GDHN HSTK của huyện. Để công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên về những vấn đề chung, phương pháp kỹ năng đặc thù thực hiện GDHN cho học sinh tự kỷ có ý nghĩa quan trọng quyết định cho việc nâng cao chất lượng GDHN. Điều này cũng phù hợp với tinh thần nội dung của Văn kiện Hội nghị lần thứ VI - Ban chấp hành TW Đảng khoá IX và Chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn 2001-2010 Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới giáo dục phổ thông, Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong điều kiện đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên chưa thực sự đáp ứng đủ cho thực hiện GDHN học sinh tự kỷ thì việc xem xét, đánh giá và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên trong những năm gần đây của huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ được xem như là yếu tố quan trọng và bài học kinh nghiệm cần được tiếp tục xem xét nghiên cứu vận dụng một cách tích cực, hiệu quả hơn.
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý giáo viên về GDHN học sinh tự kỷ.
Lập kế hoạch chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tập huấn, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên một cách cụ thể, chi tiết theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT trên phương diện từ Phòng GD&ĐT đến nhà trường, Tiểu học, tổ chức và cá nhân. Tập trung vào những vấn đề sau:
+ Nội dung: dựa vào những tài liệu đã có do Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Phát triển chương trình giáo dục chuyên biệt (Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục) cung cấp hoặc do Bộ GD&ĐT phát hành, tập trung vào các nội dung chính như: những vấn đề chung về trẻ tự kỷ, về mơ hình GDHN HSTK đã thành
công tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong trường tiểu học; nguyên tắc cơ bản của dạy học hoà nhập trẻ tự kỷ; điều chỉnh chương trình, nội dung, phương pháp, đánh giá trong dạy hoà nhập học sinh tự kỷ. Chuẩn bị phương tiện đồ dùng, thiết kế và tiến hành hoạt động dạy hoà nhập cho học sinh tự kỷ; những yếu tố hỗ trợ GDHN học sinh tự kỷ (vịng bạn bè, nhóm HTCĐ, quản lý GDHN trong nhà trường) kết hợp với các giải pháp trị liệu y học và tâm lý; các phương pháp và kĩ năng đặc thù dạy trẻ tự kỷ đã được phổ biến trên thế giới và nước ta...
+ Phương thức thực hiện: Tổ chức các lớp tập huấn từ 5 - 10 ngày trong thời gian nghỉ hè, thực hiện có thể trước hoặc ngay sau các đợt tập huấn chuyên môn khác của ngành giáo dục. Phân chia theo cụm để cán bộ giáo viên thuận lợi trong việc tham gia, cần tập trung vào những vấn đề chung, về mơ hình GDHN HSTK và việc lập kế hoạch toàn diện, lập kế hoạch giáo dục cá nhân.
Tổ chức các lớp tập huấn 2 - 3 ngày trong thời gian năm học được tiến hành cho các nội dung cịn lại có tính chun sâu và gắn với giáo viên trực tiếp dạy từng loại phổ tự kỷ mỗi loại có mở từ 1 - 2 lớp tuỳ theo số lượng trẻ có loại mắc phải. Vì Tự kỷ là vấn đề mới, ít có tài liệu làm cơ sở lý luận nên dành 45% thời lượng cho các vấn đề lý thuyết, 55% thời lượng cho việc dự giờ rút kinh nghiệm và trao đổi làm việc trực tiếp với giáo viên dạy, với học sinh tự kỷ điển hình. Mỗi năm học cần được thực hiện ít nhất 02 đợt (mỗi học kỳ 1 đợt).
Đội cốt cán huyện là những cán bộ quản lý và giáo viên giỏi đã tham gia nhiều lớp tập huấn và đủ năng lực. Ngồi ra có thể liên hệ mời giảng viên khoa Tâm lý Giáo dục của trường Đại học Hùng Vương, các chuyên gia đầu ngành của khoa Giáo dục đặc biệt, khoa Tâm lý của trường Đại học Sư phạm- Hà Nội, các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Phát triển chương trình giáo dục chuyên biệt. Ngân sách được bố trí từ nguồn ngân sách hằng năm dành cho cơng tác bồi dưỡng giáo viên của ngành giáo dục và có thể từ nguồn xã hội hóa.
Trên cơ sở này cần tăng cường việc bồi dưỡng giáo viên theo tổ, nhóm và tự bồi dưỡng, việc tập huấn, bồi dưỡng cần có kế hoạch và được thực hiện thường xuyên trong cả năm học. Thực tế cũng cho thấy việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về GDHN cho học sinh tự kỷ đã hỗ trợ tích cực và góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ giáo viên tiểu học phục vụ cho công tác giáo dục tiểu học nói chung.
Lựa chọn và cử giáo viên tham gia vào các lớp tập huấn, đào tạo về giáo dục trẻ tự kỷ do Sở GD&ĐT, tham gia các hội thảo khoa học do khoa Giáo dục đặc biệt của ĐHSP HN, các hội thảo do Bộ LĐTB- XH hoặc các tổ chức phi chính phủ tổ chức.
- Sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên dạy học hoà nhập: để sử dụng một cách hiệu quả đội ngũ giáo viên phục vụ cho cơng tác GDHN học sinh tự kỷ trong tình hình thực tế hiện nay của huyện cần thực hiện tốt các công tác sau:
+ Lập bảng theo dõi, thống kê và cập nhật thường xuyên giáo viên trực tiếp dạy hoà nhập tiểu học trên địa bàn huyện. Trong đó chú ý đến các thơng tin về tuổi; trình độ đào tạo; số lần, thời gian và nội dung tập huấn về GDHN học sinh tự kỷ; xếp loại chuyên môn chung và chun mơn về dạy hồ nhập học sinh tự kỷ... Qua đó có cái nhìn vừa tổng quan, vừa chi tiết đối với đội ngũ phục vụ cho công tác giảng dạy hịa nhập trên địa bàn huyện Tam Nơng và với mỗi trường tiểu học.
+ Việc phân cơng giáo viên tham gia giảng dạy hịa nhập cho học sinh tự kỷ là rất phức tạp. Nó liên quan đến điều kiện công việc, quyền lợi của mỗi nhà giao; là việc phù hợp giữa trình độ, năng lực, trách nhiệm của giáo viên với khả năng đáp ứng yêu cầu, mục tiêu về GDHN học sinh tự kỷ được đặt ra... Do vậy, khi phân công, sử dụng giáo viên cần thực hiện theo hai hướng: một là tinh thần tự nguyện, hai là phân cơng có tính bắt buộc, trong đó theo tinh thần tự nguyện là chính cịn nếu bắt buộc thì cần phải có biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên.
+ Trong quá trình tập huấn hay đào tạo tạo nguồn nhân lực, việc sử dụng giáo viên dạy học hồ nhập chú ý đến giáo viên trẻ có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, ý thức nghề nghiệp, trình độ chun mơn nghiệp vụ khá và khả năng dạy toàn cấp tiểu học.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện
+ Đội ngũ giáo viên bộ môn hay giáo viên chủ nhiệm tham gia giáo dục giáo
dục hịa nhập phải có năng lực tổ chức hoạt động, có khả năng linh hoạt và thích ứng với tình huống mới, sáng tạo, đổi mới và đặc biệt phải tâm huyết, kiên nhẫn, khoan dung gần gũi và yêu thương học sinh.
+ Cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường quan
+ Có sự đồng thuận, chia sẻ đồng thời nhiệt tình ủng hộ, sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, giáo viên và của tập thể mỗi nhà trường.
+ Có sự lãnh chỉ đạo sát sao, sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo các cấp, các lực lượng phối hợp trong và ngoài nhà trường cả về vật chất và tinh thần.
+ Cán bộ, giáo viên, các tổ chức đồn thể chính trị trong và ngồi nhà trường phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc GDHN học sinh tự kỷ và quản lý hoạt động GDHN học sinh tự kỷ thông qua đặc thù bộ môn, qua các chủ trương, biện pháp và hành động cụ thể, thiết thực nhằm đạt tới mục đích cuối cùng là tạo môi trường thuận lợi nhất giúp học sinh tự kỷ phát triển bản thân và hòa nhập cộng đồng.