Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 105 - 107)

Mỗi biện pháp quản lý đều có những điểm mạnh và những điểm yếu nhất định, do đó các biện pháp nêu trên phải được thực hiện một cách có chọn lọc, linh hoạt, đồng bộ, như là các thành tố của một hệ thống. Dưới đây là sơ đồ mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý GDHN học sinh tự kỷ tại các trường tiểu học thuộc địa bàn huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ.

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý GDHN học sinh tự kỷ Ghi chú:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về GDHN cho cộng đồng và các nhà trường Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch GDHN HSTK trong trường tiểu học Biện pháp 3: Chỉ đạo tăng cường các hoạt động chuyên môn, hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp để trải nghiệm, sáng tạo.

Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá giáo dục hòa nhập HSTK tại các trường Tiểu học

Biện pháp 5: Chỉ đạo xây dựng và trang bị cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học

Biện pháp 6: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý - giáo viên về giáo dục hòa nhập HSTK và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên

Biện pháp 7: Quản lý phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hòa nhập cho học sinh tự kỷ

Biện pháp 8: Đề xuất tham mưu thực hiện đúng, đủ chế độ, chính sách dành cho cán bộ, giáo viên, đặc biệt cần có chế độ, chính sách đối với giáo viên dạy hoà nhập

Biện pháp 1 Biện pháp 5 Biện pháp 3 Biện pháp 7 Biện pháp 2 Biện pháp 4 Biện pháp 8 Biện pháp 6

Mỗi biện pháp có một vị trí và thế mạnh riêng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia, song chúng có mối quan hệ mật thiết tác động lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong khâu quản lý hoạt động GDHN. Điều quan trọng là Lãnh đạo phòng GD&ĐT cũng như Hiệu trưởng các nhà trường Tiểu học phải biết vận dụng các biện pháp này vào điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục, thực hiện một cách liên tục, có điều chỉnh để mang lại hiệu quả cao.

Thực tế đội ngũ giáo viên, học sinh, hình thức học, điều kiện về cơ sở vật chất của các bộ môn của nhà trường là khác nhau nên khi áp dụng các biện pháp cũng sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, không nên xem nhẹ hay tuyệt đối hoá bất kỳ biện pháp nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)