Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 78)

hòa nhập cho học sinh tự kỷ tại các trƣờng tiểu học huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ

các trường tiểu học của phịng GD&ĐT huyện Tam Nơng - tỉnh Phú Thọ thể hiện ở các bảng 2.18: (Nội dung về Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDHN HSTK tại trường tiểu học của Phòng GD&ĐT tại mục 1.6, chương 1, trang 36 và nội dung khảo sát phiếu số 3 phần Phụ lục)

Bảng 2.18. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động GDHN HSTK tại các trường tiểu học huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ

Stt Nội dung Mức độ ảnh hƣởng n XTB hạng Thứ Ảnh hưởng rất nhiều Ảnh hưởng nhiều Bình thường Khơng quan quan trọng 1 Kiến thức và năng lực quản lý giáo dục hoà nhập của Hiệu trưởng trường tiểu học

78 98 81 25 793 2.81 3

2

Kiến thức và kỹ năng giáo dục hoà nhập của giáo viên trường tiểu học

76 88 72 46 758 2.69 4

3 Điều kiện CSVC của nhà

trường 83 73 39 87 716 2.54 6 4 Nguồn lực tài chính để tổ

chức hoạt động GDHN 77 78 83 44 752 2.67 5

5

Sự chấp nhận hoà nhập trẻ tự kỷ của cha mẹ học sinh có con bị tự kỷ 132 67 61 22 873 3.10 2 6 Sự chấp nhận hoà nhập trẻ tự kỷ của cha mẹ học sinh khác 34 81 12 155 558 1.98 8 7 Sự chấp nhận hoà nhập trẻ

tự kỷ của cộng đồng dân cư 56 66 65 95 647 2.29 7

8

Văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT, Sở về triển khai GDHN

139 88 31 24 906 3.21 1

Biểu đồ 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động GDHN HSTK tại các trường tiểu học huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ

Đối với các yếu tố thuộc về môi trường quản lý, CBQL và GV các trường tiểu học huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ đánh giá cao tầm ảnh hưởng của việc Văn

bản pháp quy của Bộ GD&ĐT, Sở về triển khai GDHN (3.21) và Sự chấp nhận hoà nhập trẻ tự kỷ của cộng đồng dân cư (3.10). Như vậy có thể thấy, các nhà trường

hiện nay đang cần làm được sự chấp nhận hòa nhập trẻ tự kỷ của cha mẹ học khác, của cộng đồng. Ngoài ra việc tăng cường cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, kiến thức ký năng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ cả cán bộ quản lý và giáo viên để hỗ trợ cho hoạt động giáo dục này đạt hiệu quả cao hơn.

Tác gỉa Nguyễn Thị Hoàng Y- Giảng viên Khoa GD đặc biệt, trường ĐHSP HN cho rằng: Các cha mẹ học sinh không mắc hội chứng tự kỷ đều khơng muốn xuất hiện trong lớp của con mình những học sinh tự kỷ. Đây là vấn đề khó khăn mà địi hỏi cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, chủ nhiệm phải thuyết phục được họ”.

Kết luận chƣơng 2

Trong hoạt động GDHN HSTK tại các trường tiểu học huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ, các nhà trường đã thực hiện tốt nhất việc Đánh giá kế hoạch giáo dục hòa nhập cá nhân cho học sinh tự kỷ và hiện cịn yếu ở nội dung Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của HSTK, Lập kế hoạch giáo dục hòa nhập cá nhân cho học sinh tự kỷ.

Trong quản lý hoạt động GDHN HSTK tại các trường tiểu học Tam Nơng- tỉnh Phú Thọ, Phịng GD&ĐT Huyện đã thực hiện tốt nhất việc Lập kế hoạch quản

lý hoạt động GDHN HSTK tại các trường tiểu học, Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh tự kỷ. Đồng thời có nhận thức tốt về tầm quan

trọng của việc Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh tự kỷ, Lập

kế hoạch quản lý hoạt động GDHN HSTK tại các trường tiểu học. Bên cạnh đó, cịn

tồn tại một số hạn chế trong nhận thức về tầm quan trọng của việc Quản lý sử dụng

và bồi dưỡng đội ngũ GV tham gia hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh tự kỷ.

Mặt khác, Quản lý phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hòa nhập

học sinh tự kỷ cũng chưa được thực hiện tốt so với các nội dung khác.

Về yếu tố thuộc về môi trường quản lý ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động GDHN HSTK các trường tiểu học huyện Tam Nơng- tỉnh Phú Thọ, nhóm yếu tố Sự chấp nhận hồ nhập trẻ tự kỷ của cha mẹ học sinh khác, Sự chấp nhận hoà nhập trẻ tự kỷ của cộng đồng dân cư, Điều kiện CSVC của nhà trường

Nguồn lực tài chính để tổ chức hoạt động GDHN lại đang được đánh giá là có mức

độ ảnh hưởng thấp nhất.

Đây là những cơ sở thực tiễn để làm căn cứ cho luận văn đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDHN HSTK các trường tiểu học huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ trong chương 3.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP HỌC SINH TỰ KỶ TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌCHUYỆN TAM NÔNG

– TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Quản lí giáo dục hồ nhập học sinh tự kỷ xuất phát từ sự nhìn nhận đánh giá đúng về phổ tự kỷ và trẻ tự kỷ. Những khiếm khuyết của trẻ tự kỷ không phải là do bản thân mà được xác định là do xã hội mang lại. Vì thế, GDHN HSTK ở cấp tiểu học phải được toàn xã hội tham gia, HSTK phải được can thiệp sớm, phải được PHCN, các lực lượng giáo dục phải có trách nhiệm phối hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để HSTK hoà nhập vào cộng đồng.

Để thực hiện tốt việc Quản lí GDHN HSTK ở cấp tiểu học trên địa bàn Huyện, thì cần phải có những biện pháp quản lý phù hợp, việc đề xuất các biện pháp phải dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Nguyên tắc phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo nước, ngành giáo dục và đào tạo

Đảng lãnh đạo Nhà nước, xã hội bằng chủ trương, đường lối. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, trên cơ sở chủ trương của Đảng. Hệ thống pháp luật là công cụ thực thi, bảo vệ quyền lực của Nhà nước đối với xã hội. Vì vậy, các hoạt động trong xã hội nói chung và trong các trường tiểu học thuộc huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ nói riêng đều phải tuân thủ theo quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của ngành GD&ĐT

3.1.1.1. Phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

- Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em.

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 59 đã ghi rõ: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ tàn tật được học văn hoá và học nghề phù hợp” [23]. Được khẳng định lại tại điều 61, khoản 3, Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử

dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề” [26].

- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Luật số: 102/2016/QH1, ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội quy định tại điều 35, Quyền của trẻ em khuyết tật: Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội [27].

Nghị định 136/2013/NĐ-CP, ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ đã quy định tại Chương 2, điều 10: “Đối tượng học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật”.

Nghị định số 28/2012/N Đ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

Nghị định 26/CP của Chính phủ ngày 17/04/1995 khẳng định: “Giáo dục trẻ em khuyết tật là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, trẻ em khuyết tật phải được hưởng quyền chăm sóc giáo dục”.

3.1.1.2. Phù hợp với chủ trương của ngành giáo dục và đào tạo

- Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 đã nêu rõ: “...trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em có hồn cảnh khó khăn đặc biệt được Nhà nước và xã hội quan tâm giúp đỡ các điều kiện cần thiết để đạt trình độ giáo dục tiểu học” [22].

- Luật Giáo dục năm 2005, chương 03, điêu 63 cũng nêu rõ: “Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, hồ nhập với cộng đồng” [24].

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/05/2006 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về GDHN dành cho người tàn tật, KT.

- Chiến lược phát triển giáo dục từ 2001 - 2010 của Chính phủ đã đề ra mục tiêu cho giáo dục KT.

+ Về công tác quản lý chỉ đạo: Bộ GD&ĐT đã thành lập “Tiểu ban xây dựng dự án giáo dục trẻ khuyết tật”, nhằm giúp lãnh đạo Bộ hình thành cơ cấu, mạng lưới và chiến lược phát triển giáo dục TKT.

Triển khai thực hiện thí điểm mơ hình GDHN cấp Mầm non và Tiểu học tại một số tỉnh và thành phố. Tổ chức nhiều hội thảo toàn quốc về công tác GDHN.

+ Về công tác đào tạo: Bộ GD&ĐT đã cho phép mở khoa Giáo dục đặc biệt tại 03 trường: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Đà Nẵng để đào tạo các Cử nhân chuyên ngành khiếm thính, khiếm thị và chậm phát triển trí tuệ. Đồng thời ngành giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên tiểu học dạy hồ nhập TKT, mở nhiều lớp đào tạo ngắn hạn để bổ sung dần đội ngũ những người làm công tác giáo dục KT.

+ Về công tác tổ chức cán bộ: Đã bước đầu ban hành chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên dạy các lớp KT chuyên biệt được hưởng 70% phụ cấp lương hàng tháng, giảm số lượng học sinh trong các lớp GDHN.

3.1.2. Nguyên tắc phù hợp với tình hình thực tế giáo dục hịa nhập và kinh tế - xã hội địa phương tế - xã hội địa phương

Công tác GDHN trẻ khuyết tật cấp tiểu học tại huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ đã được thực hiện khoảng 10 năm trở lại, trẻ tự kỷ thì mới bắt đầu từ năm 2013 đã thu được những kết quả rất khả quan cả về số lượng huy động, chất lượng giáo dục và khả năng hồ nhập. Đã hình thành được hệ thống quản lý chỉ đạo GDHN từ huyện - xã, thị trấn - trường tiểu học. Đội ngũ CBQL và giáo viên đã đáp ứng được phần nào yêu cầu thực hiện GDHN trong các nhà trường. Quy mô và sự phân bố mạng lưới trường, lớp và học sinh đảm bảo theo điều lệ trường tiểu học và khá thuận lợi cho việc thực hiện GDHN.

Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, Nghị quyết số 146/2010/NQ-HĐND ngày 20/8/2010 về quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục huyện giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 và chương trình phát triển sự nghiệp giáo dục huyện giai đoạn 2010 - 2015 đã nêu rõ: GDHN tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng đã đạt được; hàng năm huy động trên 65% TKT học các lớp Mẫu giáo - Mầm non, 85% TKT học tiểu học và 75% đối với THCS... Tăng cường các biện pháp cho GDHN như: Hỗ trợ các nguồn lực từ ngân sách và các lực lượng xã hội; nâng cao chất lượng CBQL và giáo viên trong công tác GDHN; đầu tư cơ sở vật chất và thực thi các chính sách phù hợp cho gia đình, TKT và giáo viên dạy hồ nhập; dạy nghề và tìm kiếm việc làm cho TKT... .

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện cong nảy sinh nhiều hạn chế cả về cơ chế chính sách, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học và hàng loạt các vấn đề khác như: sự nhìn nhận của xã hội, sự phối hợp của gia đình… Do vậy, để khắc phục được những hạn chế trên và để hoạt động GDHN thực sự trở thành việc làm thường xuyên, bền vững thì cần có những biện pháp thiết thực, cụ thể tập trung vào những vấn đề như: quản lý GDHN và giáo viên dạy hoà nhập, vấn đề nhận thức, huy động các nguồn lực hỗ trợ.... từ đó đáp ứng đầy đủ nhu cầu và nguyện vọng của xã hội cũng như các bậc phụ huynh.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, phát triển bền vững và ổn định

Kế thừa là một hiện tượng mang tính quy luật đối với sự phát triển nói chung của các sự vật hiện trong xã hội. Kế thừa nghĩa là giữ lại những yếu tố tích cực của cái cũ để phát triển ra đời cái mới; bỏ đi, hoặc thay thế những cái cũ lạc hậu, khơng phù hợp, kìm hãm sự phát triển để bổ sung, thay vào đó những cái mới phù hợp.

Nguyên tắc này đòi hỏi việc đề xuất biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập HSTK tại các trường tiểu học thuộc huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ phải tôn trọng những yếu tố đang tồn tại mang tính tất yếu của q trình giáo dục; giữ lại những yếu tố cũ cịn phù hợp từ đó phát triển lên, đồng thời sàng lọc, bổ sung những vấn đề mới một cách hài hòa, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, xã hội.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện và đồng bộ

Trường học là một tổ chức xã hội, là sự tổng hoà của các mối quan hệ của các cơ quan quản lý: Quản lý về CSVC; quản lý về tài chính; quản lý về nguồn lực con người; quản lý chuyên môn… Do vậy, việc quản lý hoạt động GDHN học sinh tự kỷ tại các trường tiểu học khơng chỉ là trách nhiệm riêng của Phịng GD&ĐT mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống từ tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội...

Nguyên tắc này đòi hỏi việc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDHN học sinh tự kỷ tại các trường tiểu học thuộc huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ phải thể hiện được tính đồng bộ đó là trách nhiệm, sự phối kết hợp của Phòng GD&ĐT với các cơ quan chức năng; đồng thời việc đề xuất các biện pháp phải thể hiện được sự

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp quản lý hoạt động GDHN học sinh khuyết tật tại các trường tiểu học phải đảm bảo tính khoa học nghĩa là phải đảm bảo có cơ sở lý luận, sát với thực tiễn.

Nguyên tắc này yêu cầu việc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDHN học sinh tự kỷ tại các trường tiểu học thuộc huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ phải dựa trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDHN học sinh khuyết tật mà ở đây là dựa trên lý thuyết quản lý hoạt động GDHN học sinh khuyết tật (đã nêu

tại Chương 1) và dựa trên thực trạng về quản lý hoạt động GDHN học sinh tự kỷ

tại các trường tiểu học huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ (đã nêu tại Chương 2) từ đó nhận diện và đánh giá được những nội dung quản lý nào thực hiện tốt, mang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)