Nâng cao nhận thức về giáo dục hòa nhập cho cộng đồng và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 86 - 88)

nhà trường

3.2.1.1. Mục đích ý nghĩa

hướng đi chính xác cho tổ chức các hoạt động, từ đó hoạt động mới đúng và hiệu quả. Ý nghĩa của vấn đề nhận thức càng trở nên quan trọng trong thực hiện GDHN vì hiện nay đây là cơng việc thực hiện liên quan đến nhiều người, địi hỏi sự kiên trì, các điều kiện hỗ trợ, đánh thức tinh thần tương thân tương ái, nhân đạo. Do vậy, cần làm cho mọi người nhận thức đúng về nhu cầu và khả năng của học sinh tự kỷ, học sinh tự kỷ cần được cộng đồng chấp nhận, có tâm lý tự tin vào khả năng của mình và cần điều kiện để rèn luyện cũng như có cơ hội thể hiện khả năng của mình, về tính ưu việt và khả thi của GDHN học sinh tự kỷ trong trường phổ thơng nói chung và trường tiểu học nói riêng. Với mọi tổ chức chính trị, cơ quan quản lí giáo dục, nhà trường và cá nhân xác định ý nghĩa vai trị, vị trí của mình trong cơng tác này.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Nội dung tuyên truyền giáo dục tập trung vào những kiến thức kỹ năng cơ bản về khả năng nhu cầu của học sinh tự kỷ, về việc tạo môi trường thuận lợi trong sinh hoạt và học tập. Các chủ trương và chính sách lớn của Nhà nước, các ngành đối với người KT nói chung như: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (2013); Luật Phổ cập giáo dục tiểu học (1991); Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em (2016); Pháp lệnh về người tàn tật (1998); Luật Người khuyết tật (2010), Luật giáo dục (2005) và Quyết định về việc bàn hành Quy định về GDHN của Bộ GD&ĐT (2006)...

Về cách thức tổ chức và thực hiện GDHN trong trường tiểu học các lực lượng như nhóm HTCĐ, vịng bạn bè hỗ trợ cho GDHN. Để nâng cao chất lượng GDHN trong giai đoạn tới cần chú ý việc xây dựng điển hình, tuyên truyền nêu gương và nhân rộng điển hình đối với những địa phương, nhà trường, nhóm hoặc cá nhân thực hiện tốt cơng tác này, trong đó có gương những học sinh tự kỷ vượt khó học tập và hoà nhập tốt ở nước ngoài, trong nước cũng như tại các trường tiểu học đã thực hiện tốt trong địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Để nâng cao nhận thức về giáo dục hòa nhập cho cộng đồng và các nhà trường, Phòng GD&ĐT cần chỉ đạo các nhà trường tiểu học thực hiện các nội dung sau:

cả tính khả thi và tính liên tục thường xuyên. Tuy nhiên chú ý tập trung vào những thời điểm quan trọng cho việc thực hiện GDHN như: chuẩn bị năm học mới, kết thúc năm học...

- Hình thức, phương pháp tuyên truyền giáo dục phải được thực hiện đa dạng và phong phú, trong đó chú ý đến việc sử dụng hệ thống truyền thanh, truyền hình để đảm bảo phổ thông, dễ nghe, dễ hiểu. Tuyên truyền, giáo dục về GDHN lồng ghép trong nội dung cuộc họp, hội nghị của các cấp, các ban ngành đoàn thể đặc biệt là trong cuộc họp, Hội nghị của Mặt trận Tổ quốc, Phụ nữ, Đoàn thanh niên và Uỷ ban dân số gia đình - trẻ em... Bằng cả cách tuyên truyền miệng, gặp những người trực tiếp liên quan và thực hiện như gia đình, họ hàng và học sinh tự kỷ, trung tâm HTCĐ... để trao đổi, trò chuyện chia sẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)