Khái quát về giáo dục Tiểu học huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 59 - 64)

2.2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của huyện Tam Nông

Tam Nông là huyện miền núi nằm về phía Đơng Nam của tỉnh Phú Thọ, với tổng diện tích tự nhiên 15 nghìn ha, đơn vị hành chính gồm 19 xã, 1 thị trấn. Thị trấn Hưng Hóa là trung tâm huyện Tam Nơng cách trung tâm tỉnh Phú Thọ (thành phố Việt Trì) 30 km, cách thành phố Hà Nội đúng nửa dịng sơng. Huyện có đường Quốc lộ 32, 32A và 32C chạy qua. Do nằm ở vị trí tiếp giáp với thành phố Hà Nội, tỉnh Hịa Bình nên huyện có nhiều thuận lợi trong lưu thơng hàng hoá, phát triển kinh tế và có nhiều lợi thế để trở thành huyện công nghiệp của tỉnh Phú Thọ.

- Về điều kiện tự nhiên

Địa hình: Địa hình chung của huyện Tam Nông đồi trung du bán bình nguyên, hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đặc điểm kiến tạo tự nhiên của huyện hình thành nên 3 tiểu vùng khác nhau: Tiểu vùng núi thấp, đồi cao độ dốc lớn, nằm ở phía Tây Nam huyện nơi giáp ranh với huyện Yên Lập và huyện Thanh Sơn, tập trung ở các xã: Tề Lễ, Xuân Quang, Cổ Tiết, Thọ Văn, Dị Nậu; tiểu vùng đồi thấp nằm ở phía Tây của huyện tiếp giáp với huyện Thanh Ba, Cẩm Khê tập trung ở các xã: Hương Nha, Thanh Uyên, Hiền Quan, Văn Lương, Tứ Mỹ, Quang Húc; tiểu vùng đồng bằng ven Sông Hồng, phân bố dọc theo bờ Sông Hồng,

và sông Lô là vùng đất phù sa, tương đối bằng phẳng, có nhiều đầm hồ, tập trung các xã: Thọ Văn, Dậu Dương, Thượng Nơng, Tứ Mỹ.

Đất đai: Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 15.nghìn ha, được phân chia theo các loại cơ cấu sử dụng đất như sau: Đất nơng nghiệp 11.nghìn ha (gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hằng năm, đất trồng lúa, đất cỏ dùng chăn nuôi, đắt trồng cây hằng năm khác, đất trồng cây lâu năm); đất lâm nghiệp 3.5 nghìn ha (gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phịng hộ); đất ni trồng thủy sản 0.6 nghìn ha; đất phi nơng nghiệp 0,5 nghìn ha.

- Về kinh tế: Thu ngân sách hằng năm trên địa bàn huyện thường đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên nguồn thu của huyện hằng năm chỉ đảm bảo được 19% tổng chi trên địa bàn, vì vậy ngân sách huyện chủ yếu là nguồn ngân sách từ cấp trên phân bổ.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Tam Nơng trung bình trong giai đoạn 2010 - 2015 là 8 %/năm, có năm đạt 13,7%; tổng giá trị sản xuất toàn ngành kinh tế năm 2015 đạt 2.219 tỷ đồng, tuy nhiên do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp nên mức tăng trưởng trên chưa đáp ứng được nhu cầu sử dựng các nguồn vốn của địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 20 triệu đồng, tăng 2,2 triệu đồng so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó, tỷ trọng cơ cấu kinh tế khu vực nơng nghiệp có xu hướng giảm, tỷ trọng khu vực công nghiệp - dịch vụ ngày càng tăng. Tỷ trọng các ngành trong các năm 2013, 2015, 2016 lần lượt là: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 63,8%; 54,98%; 42,98%. Công nghiệp, xây dựng: 14,7%; 17,82%; 22,48%. Dịch vụ: 21,5%; 27,2 %; 34,54% [11].

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được đặc biệt coi trọng. Tốc độ tăng trưởng khá, kết quả đạt được năm 2016 là 1025,7 tỷ đồng, so với năm 2010 tăng 3,8 lần. Các thành phần kinh tế phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng và quy mô; đã quy hoạch được 2 khu công nghiệp và 6 điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 7 làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

Trong những năm gần đây, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt kết quả khả quan trong đó có sự đóng góp quan trọng từ việc thu hút các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà

nước, nguồn vốn nước ngoài, nguồn vốn của doanh nghiệp và nguồn vốn trong nhân dân để đầu tư kết cấu hạ tầng đáp ứng mục tiêu xây dựng nông thơn mới nhằm hồn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thứ XXIX đề ra. Trong đó tập trung đầu tư các cơng trình giao thơng, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện, trạm y tế, các cơng trình văn hố xã hội, phục vụ dân sinh... Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2016 đạt 3.112 tỷ đồng.

- Về văn hóa – xã hội

Hoạt động văn hóa, thơng tin, thể dục, thể thao được tổ chức triển khai thực hiện với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của huyện. Trên địa bàn huyện hiện có 172/172 khu dân cư có nhà văn hóa, 20/20 đơn xã, thị trấn có điểm bưu điện văn háo xã. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" phát triển với nhiều hình thức phong phú.

- Tình hình giáo dục huyện Tam Nông

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng: Quy mô, mạng lưới trường lớp phát triển hợp lý đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong huyện. Tồn huyện có 62 trường, trong đó 03 trường trung học phổ thông 19 trường Trung học cơ sở, 20 trường tiểu học và 20 trường mầm non. Huyện đã duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được nâng cao, tính đến năm 2016, tồn huyện có 100% đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đạt trình độ chuẩn trở lên về chuyên môn, trên chuẩn là 65%. Chất lượng dạy và học trong các nhà trường được nâng lên. Trẻ em 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn đạt 99,8%; tỷ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày đạt 100%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm đạt 67,7%. Năm 2016, tồn huyện có 46/62 trường học đạt chuẩn quốc gia chiếm 74,2%.

Dân số, lao động và số hộ gia đình: Năm 2016, tồn huyện có 21.698 hộ gia đình với 78.218 người, trong đó có 48495 người trong độ tuổi lao động.

2.2.2. Khái quát về giáo dục tiểu học của huyện Tam Nông

2.2.2.1. Quy mô giáo dục tiểu học của huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ

Tồn cấp học có 18/20 trường học đạt Chuẩn mức độ I chiếm 90,0%. Quy mô trường lớp trong những năm qua tương đối ổn định, được thể hiện ở bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2. Tổng hợp các số liệu về quy mô giáo dục tiểu học của huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ

Năm học 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017

Số lớp 267 267 251 254 257 Số HS 5486 5718 5706 6014 6298

(Nguồn: Phịng GD&ĐT huyện Tam Nơng, tháng 5 năm 2017)

Bảng 2.2 cho thấy, quy mơ học sinh có tăng qua từng năm học nhưng không nhiều, trong những năm gần đây và có xu hướng tiếp tục tăng nhẹ trong những năm tới (theo điều tra dân số độ tuổi: trẻ 6 tuổi vào lớp 1 năm học 2014 – 2015: 1240

em; năm học 2015 – 2016: 1204 em; năm học 2016 – 2017: 1397 em)

Tuy nhiên, do dịa hình miền núi, nhiều xã có quy mơ diện tích rộng nên trường tiểu học chia thành 2 điểm trường như: Tiểu học Thọ Văn, tiểu học Quang Húc, tiểu học Tề Lễ. Ngồi ra quy mơ lớp học sinh ở một số trường nhỏ gây lãng phí về CSVC và lao động, như trường Tiểu học Hùng Đơ, năm học 2016 – 2017 có 103 học sinh/5 lớp; trường Tiểu học Phương Thịnh 165 học sinh/7 lớp; trường Tiểu học Dậu Dương 169 học sinh/8 lớp. Tỷ lệ giáo viên/lớp là 1,35, đủ cho dạy 2 buổi/ngày nên.

2.2.2.2. Chất lượng giáo dục tiểu học của huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ

Chất lượng giáo dục được thể hiện trên hai mặt là xếp loại hạnh kiểm và giáo dục, cụ thể ở bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục tiểu học của huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ

Năm học Hạnh kiểm Giáo dục Xếp loại Đạt Xếp loại Chưa đạt Giỏi Tiên tiến Lên lớp Hồn thành chương trình TH 2012 - 2013 5484 2 548 3291 5481 1065 2013 - 2014 5713 5 400 3088 5710 1165 2014 - 2015 5703 3 628 3309 5700 1068 2015 - 2016 6008 6 722 3669 6006 1101 2016 - 2017 6294 4 756 3924 6291 1087

Chất lượng giáo dục có nhiều thay đổi tích cực, đa số học sinh ngoan, tỷ lệ học sinh có Hạnh kiểm Đạt các năm đều trên 99%; học sinh thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của người học sinh. Nhìn chung, các em có kỹ năng quan hệ ứng xử; tích cực tham gia các hoạt động ngồi giờ len lớp: ham muốn trải nghiệm, sáng tạo. Số học sinh giỏi, học sinh tiên tiến tăng dần theo từng năm. Chất lượng hai mặt giáo dục của học sinh tương đối đồng đều trong toàn huyện. Tỷ lệ học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 lên lớp thẳng hằng năm từ 99,2% trở lên. Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học ln đạt ở mức 100%.

2.2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Cấp tiểu học của huyện Tam Nơng có 42 CBQL, 420 giáo viên. Số CBQL và giáo viên là Đảng viên có 346 người đạt tỷ lệ 74,9% (cao nhất so với bậc học Mầm non và THCS); 100% CBQL và giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, thể hiện ở bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.4. Trình độ đào tạo chun mơn của CBQL và giáo viên các trường tiểu học huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ

Trình độ đào tạo Số lƣợng Tỷ lệ (%) So với chuẩn

Thạc sĩ 18 3,9 Trên chuẩn Đại học 384 83,1 Trên chuẩn Cao đẳng 38 8,2 Trên chuẩn Trung cấp 22 4,8 Đạt chuẩn

(Nguồn: Phịng GD&ĐT huyện Tam Nơng, tháng 5 năm 2017)

Phân tích số liệu ở bảng 2.4 cho thấy: Tỷ lệ CBQL và giáo viên có trình độ trên Chuẩn cao (95,2%). Đội ngũ nhà giáo có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, yêu và gắn bó với nghề, tập thể đồng thuận cao. Đa số giáo viên có năng lực chun mơn nghiệp vụ, tích cực trong học tập, bồi dưỡng để nâng cao tay nghề. Tỉ lệ CBQL, giáo viên đạt danh hiệu Lao động tiên tiến hàng năm 45%, Chiến sĩ thi đua các cấp đạt 15%; nhiều tập thể, cá nhân được Ủy ban nhân dân (UBND) huyện, UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT tặng bằng khen.

- Đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng cho dạy học 2 buổi/ngày; một bộ phận CBQL, giáo viên phần lớn có tuổi đời trẻ rất tích cực trong tìm tịi, học hỏi và sáng tạo trong nghề nghiệp, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước.

- Việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ CBQL, giáo viên được triển khai thường xuyên và đi vào chiều sâu. Các nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch tự bồi, bồi dưỡng tập trung. Chú trọng việc cung cấp thông tin phản biện xã hội đối với ngành giáo dục để giáo viên nhận biết được những thuận lợi và thách thức đối với GD&ĐT.

- 100% Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng có trình độ lí luận chính trị (LLCT), từ trung cấp trở lên, có chứng chỉ quản lý ngành, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ (395 người có Chứng chỉ A Tin học và Ngoại ngữ trở lên, đạt tỷ lệ 85,5%)

2.2.2.4. Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học

Trong những năm qua, huyện quan tâm đến đầu tư, xây dựng CSVC cho các nhà trường. Tính đến tháng 5/2017, tồn cấp học đã có 100,0% (278 phịng) phịng học cao tầng, 160 phịng chức năng; 100% các trường có phịng làm việc cho Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng. Trang thiết bị phục vụ cho dạy học được tập trung đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa. Tồn cấp học có 766 máy vi tính, số máy nối mạng Internet 464; có 20 bộ phát thanh học đường; có 122 máy chiếu Projector, 98 ti vi từ 32 inch trở lên. Đến nay, số trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia cấp độ I là 18/20 trường, đạt tỷ lệ 90,0% (huyện Tam Nơng là đơn vị có tỷ lệ trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia

cao hơn bình quân chung của tỉnh). Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên

chất lượng của giáo dục tiểu học. Trong 5 năm học gần đây, giáo dục tiểu học của huyện Tam Nông từng bước tăng thứ hạng giáo dục tiểu học các huyện của tỉnh Phú

Thọ (Năm học 2012 – 2013 đứng thứ 7/13 huyện, thị thành; Năm học 2013 – 2014

đứng thứ 5/13 huyện, thị thành; Năm học 2014 – 2015 đứng thứ 4/13 huyện; Năm học 2015 – 2016 đứng thứ 5/13 huyện; Năm học 2016 – 2017 đứng thứ 2/13 huyện).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)