3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Mục đích của khảo nghiệm nhằm bổ sung, điều chỉnh giúp hoàn thiện hơn các nhóm biện pháp để tiến tới khẳng định tính cấp thiết và khả thi của các nhóm biện pháp. Trên cơ sở đó về sau, khi có điều kiện thuận lợi sẽ tiến hành thử nghiệm, thực nghiệm khoa học.
3.4.2. Các bước tiến hành khảo nghiệm
Để tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã dùng phương pháp xin ý kiến chuyên gia tiến hành khảo nghiệm theo các bước sau:
* Bước 1: Lập phiếu điều tra
- Điều tra về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý theo 4 mức: Rất cấp thiết (RCT), cấp thiết (CT), Bình thường (BT), khơng cấp thiết (KCT).
- Điều tra về tính khả thi của các biện pháp quản lý theo 4 mức: Rất khả thi (RKT), khả thi (KT), Bình thường (BT), khơng khả thi (KKT).
* Bước 2: Lựa chọn chuyên gia
Là những chuyên gia, chuyên viên, những nhà quản lý có thâm niên, tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý. Gồm 43 người trong đó: 2 nhà nghiên cứu đầu ngành (01 của Khoa GD đặc biệt của ĐHSP Hà Nội, 01 Khoa Tâm bệnh của Bệnh viện Nhi Trung ương), 1 Giáo viên của trường
viên; 10 CBQL các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ, 7 tổ trưởng chuyên môn và 10 giáo viên.
* Bước 3: Xin ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả trưng cầu ý kiến
- Cách tính điểm:
+ Rất cấp thiết/Rất khả thi: được 4 điểm + Cấp thiết/ Khả thi: được 3 điểm +Bình thường: 2 điểm
+ Khơng cấp thiết/Khơng khả thi: được 1 điểm.
- Thang đánh giá:
+ Rất cấp thiết: TTB ≥ 3.50; Cấp thiết: 3.00 ≤ TTB ≤ 3.49; Bình thường: 2.50 ≥ TTB 2.89, Khơng cấp thiết: TTB ≤ 2.49.
+ Rất khả thi: TTB ≥ 3.50; Khả thi: 3.00 ≤ TTB ≤ 3.49; Bình thường: 2.50 ≥ TTB 2.89, Không khả thi: TTB ≤ 2.49.
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDHN HSTK các trường tiểu học huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ
Stt Biện pháp Mức độ cấp thiết Tính khả thi n XTB Thứ hạng n XTB Thứ hạng
1 Nâng cao nhận thức về GDHN cho
cộng đồng và các nhà trường 156 3.63 1 155 3.60 1 2 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch GDHN
TKT trong trường tiểu học 153 3.56 2 154 3.58 2
3
Chỉ đạo tăng cường các hoạt động chuyên môn, hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp để trải nghiệm, sáng tạo
153 3.56 2 152 3.53 3
4
Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá GDHN trẻ khuyết tật tại các trường Tiểu học
Stt Biện pháp Mức độ cấp thiết Tính khả thi n XTB Thứ hạng n XTB Thứ hạng
5 Chỉ đạo xây dựng và trang bị cơ sở
vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học 152 3.53 4 152 3.53 3
6
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý - giáo viên về GDHN TKT và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên
152 3.53 4 150 3.49 6
7
Quản lý phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật
152 3.53 4 151 3.51 5
8
Đề xuất tham mưu thực hiện đúng, đủ chế độ, chính sách dành cho cán bộ, giáo viên, đặc biệt cần có chế độ, chính sách đối với giáo viên dạy hoà nhập
151 3.51 8 149 3.47 7
Trung bình chung 3.54 3.51
Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết
Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất đều được các chuyên gia đánh giá ở mức độ rất cấp thiết, thể hiện ở điểm trung bình = XTB 3.54. Cả 8/8 biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ rất cấp thiết với XTB từ 3.51 đến 3.63. Biện pháp được đánh giá cấp thiết nhất là: Nâng cao nhận thức về GDHN
cho cộng đồng và các nhà trường (XTB = 3.63).
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất, với điểm trung bình với XTB = 3.51 là rất khả thi. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về GDHN cho cộng đồng và các nhà trường được đánh giá có tính thực tiễn cao
nhất với XTB = 3.60.
Biện pháp được đánh giá có tính cấp thiết và tính khả thi thấp nhất là biện pháp 5: Đề xuất tham mưu thực hiện đúng, đủ chế độ, chính sách dành cho cán bộ,
giáo viên, đặc biệt cần có chế độ, chính sách đối với giáo viên dạy hồ nhập (3.51
và 3.47); Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá GDHN HSTK tại các trường Tiểu học, tính cấp thiết xếp vị trí đồng vị trí thư 4 với biện pháp 5,6,7 về tính
cấp thiết (3.53 nhưng lại có tính khả thi thấp nhất (3.40).
Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy số ý kiến đánh giá các biện pháp về tính cấp thiết và tính khả thi là hợp lý, mang tính xây dựng, khách quan và có tính thực tiễn cao.
Các biện pháp được đề xuất trong đề tài là kết quả nghiên cứu và thăm dò ý kiến của các chuyên gia, phòng GD&ĐT và CBQL của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ. Đây là kết quả nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn công tác quản lý, chỉ đạo của Ban Giám hiệu, của đội ngũ tổ trưởng chun mơn. Bởi vậy các nhóm biện pháp đề xuất đều được đánh giá là có tính cấp thiết và tính khả thi khá cao.
Tóm lại, để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDHN HSTK tại các trường tiểu học huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ, cần tiến hành các biện pháp quản lý một cách đồng bộ và có hệ thống, nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
Kết luận chƣơng 3
Căn cứ vào các nguyên tắc đề xuất, đề tài đã đề xuất 8 biện pháp quản lý hoạt động GDHN HSTK các trường tiểu học huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ gồm:
(1) Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về GDHN cho cộng đồng và các nhà trường;
(2) Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch GDHN HSTK trong trường tiểu học;
(3) Biện pháp 3: Chỉ đạo tăng cường các hoạt động chuyên mơn, hoạt động tập thể, hoạt động ngồi giờ lên lớp để trải nghiệm, sáng tạo;
(4) Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá giáo dục hòa nhập HSTK tại các trường Tiểu học;
(5) Biện pháp 5: Chỉ đạo xây dựng và trang bị cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học;
(6) Biện pháp 6: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý - giáo viên về giáo dục hòa nhập HSTK và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên;
(7) Biện pháp 7: Quản lý phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hòa nhập cho học sinh tự kỷ;
(8) Biện pháp 8: Đề xuất tham mưu thực hiện đúng, đủ chế độ, chính sách dành cho cán bộ, giáo viên, đặc biệt cần có chế độ, chính sách đối với giáo viên dạy hồ nhập.
Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng, bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện. Các biện pháp đã được khẳng định về tính cấp thiết và tính khả thi qua khảo nghiệm.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1. GDHN được hiểu là hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội. HSTK được giáo dục trong môi trường giáo dục phổ thông theo chương trình chung hiện hành, bảo đảm điều kiện cần thiết để phát triển đến mức cao nhất khả năng của trẻ.
GDHN được triển khai theo quy trình GDHN HSTK gồm: Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của HSTK; Bước 2: Lập kế hoạch GDHN cá nhân cho HSTK; Bước 3: Nhà trường tiểu học phối hợp cùng các lực lượng giáo dục triển khai kế hoạch GDHN cá nhân cho HSTK; Bước 4: Đánh giá kế hoạch GDHN cá nhân cho HSTK.
Quản lý hoạt động GDHN HSTK ở trường tiểu học của Phịng GD&ĐT là tác động có mục đích, có kế hoạch trong việc sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, nguồn lực, hoạt động và cơ hội để nhà trường tiểu học thực hiện hoạt động GDHN một cách có hiệu quả.
Quản lý hoạt động GDHN HSTK ở trường tiểu học của Phòng GD&ĐT bao gồm: (1) Lập kế hoạch hoạt động GDHN;
(2) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN; (3) Chỉ đạo, giám sát thực hiện hoạt động GDHN; (4) Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN;
(5) Quản lý CSVC hỗ trợ cho hoạt động GDHN;
(6) Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ GV tham gia hoạt động GDHN; (7) Quản lý phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động GDHN.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDHN HSTK gồm CSVC trang thiết bị; Nguồn lực tài chính; Đặc điểm văn hóa xã hội; Văn bản pháp quy về GDHN.
2. Khảo sát thực trạng hoạt động GDHN HSTK tại các trường tiểu học huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ, các nhà trường đã thực hiện tốt nhất việc Phối hợp cùng các lực lượng giáo dục triển khai kế hoạch GDHN cá nhân cho học sinh và hiện cịn yếu ở nội dung Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của HSTK. Trong khi đó, nội dung
này được các CBQL và GV đánh giá là quan trọng nhất đối với hoạt động GDHN HSTK tại các trường tiểu học trên địa bàn Huyện.
Thực trạng quản lý hoạt động GDHN HSTK tại các trường tiểu học huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ cho thấy: Phòng GD&ĐT Huyện đã thực hiện tốt nhất việc
Quản lý phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động GDHN. Đồng thời có nhận thức
tốt về tầm quan trọng của việc Chỉ đạo, giám sát thực hiện hoạt động GDHN trong
quản lý hoạt động giáo dục hóa nhập HSTK tại các trường tiểu học trên địa bàn Huyện. Bên cạnh đó, cịn tồn tại một số hạn chế trong nhận thức về tầm quan trọng
của việc Quản lý phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động GDHN. Mặt khác, Tổ
chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN cũng chưa được thực hiện tốt so với các
nội dung khác.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động GDHN HSTK các trường tiểu học huyện Tam Nơng- tỉnh Phú Thọ, nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý (Phịng GD&ĐT huyện Tam Nơng- tỉnh Phú Thọ) được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng cao nhất.
Đây là những cơ sở thực tiễn để làm căn cứ cho luận văn đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDHN HSTK các trường tiểu học huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ trong chương 3.
Căn cứ vào các nguyên tắc đề xuất, đề tài đã đề xuất 8 biện pháp quản lý hoạt động GDHN HSTK các trường tiểu học huyện Tam Nơng- tỉnh Phú Thọ Phịng gồm:
1. Nâng cao nhận thức về GDHN cho cộng đồng và các nhà trường 2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch GDHN HSTK trong trường tiểu học
3. Chỉ đạo tăng cường các hoạt động chuyên môn, hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp để trải nghiệm, sáng tạo
4. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá giáo dục hòa nhập HSTK tại các trường Tiểu học
5. Chỉ đạo xây dựng và trang bị cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học 6. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý - giáo viên về giáo dục hòa nhập HSTK và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên
7. Quản lý phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hòa nhập cho HSTK
8. Đề xuất tham mưu thực hiện đúng, đủ chế độ, chính sách dành cho cán bộ, giáo viên, đặc biệt cần có chế độ, chính sách đối với giáo viên dạy hồ nhập
Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng, bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện. Các biện pháp đã được khẳng định về tính cần thiết và tính khả thi qua khảo sát nhận thức.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở GD&ĐT Phú Thọ
+ Chỉ đạo quyết liệt hơn, gắn trách nhiệm của cán bộ quản lý và nhà trường trong việc huy động trẻ tự kỷ ra lớp.
+ Tham mưu với UBND tỉnh Phú Thọ và các cơ quan quản lý giáo dục tạo các điều kiện về nguồn lực con người, cơ sở vật chất, tạo mơi trường khuyến khích các nhà trường Tiểu học thực hiện tốt công tác GDHN HSTK.
2.2. Đối với Huyện ủy Tam Nông
+ Tổ chức lãnh chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức
cho nhân dân về ý nghĩa của việc GDHN HSTK mà nòng cốt là cấp Đảng ủy các xã, chi ủy, chi bộ các nhà trường, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là đảng viên.
+ Ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết tạo cơ chế riêng cho ngành giáo dục đối với những trường có HSTK học hịa nhập.
2.3. Đối với Cấp ủy chính quyền địa phương trên địa bàn huyện
+ Hội đồng giáo dục, Ban chỉ đạo GDHN xã cần ra quyết định, các chủ trương tập hợp, huy động các nguồn lực tạo điều kiện hỗ trợ trường tiểu học thực hiện GDHN
+ Có chính sách khuyến khích đối với giáo viên giỏi, giáo viên có nhiều
đóng góp trong cơng tác GDHN,..
2.4. Đối với các trường tiểu học trên địa bàn huyện
+ Các nhà trường cần xác định nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong việc GDHN HSTK là mong muốn không chỉ của những trẻ bị tự kỷ và gia đình họ mà cịn là mong muốn của tồn xã hội muốn được chấp nhận, được có giá trị, được sự hỗ trợ của bạn bè và cộng đồng.
+ Sẵn sàng đón trẻ tự kỷ đến trường, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ được học hòa nhập.
+ Nhà trường tiểu học tích cực chủ động và sáng tạo trong việc thiết lập các mối quan hệ và phối hợp các lực lượng xã hội trong việc thực hiện GDHN HSTK. Đặc biệt chú trọng việc xây dựng kế hoạch toàn diện và tổ chức thực hiện các hoạt động GDHN HSTK trong và ngoài nhà trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung Ƣơng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án Đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn
2006-2020, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Quản lí giáo dục hịa nhập. Nxb Phụ nữ.
4. Câu lạc bộ gia đình có trẻ tự kỷ, Trung tâm đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt, Viện Nhi Quốc Gia (2003), Vì tương lai trẻ tự kỷ, Hà Nội.
5. Vũ Cao Đàm (2010), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Tập bài giảng cho
cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Xuân Hải (2005), Nghiên cứu biểu hiện và hướng giáo dục hành vi
bất thường của trẻ CPTTT bậc tiểu học, Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp
Viện, mã số C11-53.
7. Nguyễn Xuân Hải (2010), Quản lí giáo dục hào nhập. Nxb ĐHSP.
8. Đặng Thị Bích Hạnh, Nguyễn Thị Cẩm Hƣờng (dịch) (2006), Sự thu nhận
và phát triển lời nói, ngơn ngữ và giao tiếp. Các hoạt động can thiệp và chiến lược thực hành.
9. Nguyễn Thị Hạnh (2013), Trẻ tự kỉ và trẻ tăng động giảm tập trung. Các hoạt động cho trẻ phát triển. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý
Giáo dục. Nxb ĐHSP, Hà Nội.
11. Huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (2016), Báo cáo kinh tế của huyện Tam Nông năm 2016, Phú Thọ.
12. Khoa Tâm bệnh- Bệnh viện Nhi TƢ (2011), Tài liệu dành cho phụ huynh
tìm hiểu về can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ.
13. Trần Kiều (2005), Trí tuệ và đo lường trí tuệ. Nxb Chính trị Quốc Gia Hà Nội.
14. Trần Kiểm (2009), Những vấn đề cơ bản của khoa học Quản lý giáo dục.
Nxb Đại học Sư phạm.