Chỉ đạo tăng cường các hoạt động chuyên môn, hoạt động tập thể,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 90)

hoạt động ngoài giờ lên lớp để trải nghiệm, sáng tạo

3.2.3.1. Mục đích ý nghĩa

Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học như: dự giờ, hội giảng, sinh hoạt chuyên đề; sinh hoạt tổ, khối theo hướng nghiên cứu bài học, nghiên cứu nội dung hoạt động, viết báo cáo, nghiên cứu khoa học, đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Trong phạm vi cấp huyện tổ chức các hội thi, các chuyên đề liên trường và toàn huyện... là hoạt động có tính chất đặc thù và khơng thể thiếu nhằm phục vụ, nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục tồn diện. Đối với cơng tác GDHN khi mà đang có độ chênh lệch thực tế khá lớn giữa trình độ, năng lực sư phạm của cán bộ quản lý - giáo viên với việc đáp ứng hoạt động dạy học hồ nhập, thì hoạt động chun mơn được tổ chức tốt có tác động trực tiếp vào việc khắc phục những bất cập trên qua đó nâng cao hiệu quả của GDHN.

Hoạt động tập thể được tổ chức cho học sinh tiểu học (vui chơi giữa buổi, cắm trại, làm báo tường, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi. vào các ngày 20/10, 20/11, 8/3, 22/12, 26/3, 19/5; các hoạt động khác do Đội thiếu niên tiền phong tổ chức) là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác giáo dục nói chung và giáo dục hịa nhập nói riêng. Qua các hoạt động này học sinh nói chung, đặc biệt là học sinh tự được hình thành nhân cách, hình thành và rèn luyện các khả nâng vận động, kĩ năng xã hội như giao tiếp, ứng xử, hợp tác, tính độc lập và tự tin.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một khái niệm khá mới đối với các nhà quản lý và giáo viên. Học sinh có thể trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất, khám phá thiên nhiên… Ở bậc tiểu học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành những thói quen tự phục vụ, kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp cơ bản; bắt

đầu có các kỹ năng xã hội để tham gia các hoạt động xã hội từ đó hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội...; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân trẻ tự kỷ hòa nhập tốt với bạn, bè cộng đồng cũng như tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Mặc dù đến nay Bộ GD&ĐT chưa có hướng dẫn cụ thể để đánh giá một giờ dạy hoà nhập ở tiểu học, nhưng việc tổ chức dạy học hịa nhập cho HSTK ngồi các yêu cầu cần đạt theo hướng dẫn tại văn bản 9890/BGDĐT-GDTH, ngày 17/9/2017 của Bộ GD&ĐT thì cần tăng cường dạy cho trẻ phát triển năng khiếu, chẳng hạn học sinh có năng khiếu âm nhạc thì tăng thời gian dạy hát; trẻ có năng khiếu thể thao thì giúp trẻ tăng cường hoạt động thể dục thể thao, hoặc trẻ có năng khiếu mỹ thuật thì tăng cường dạy vẽ, nặn,… vì vậy Phịng GD&ĐT cùng với cốt cán huyện tiếp tục hồn thiện tiêu chí đánh giá giờ dạy hoà nhập trong trường tiểu học tập trung vào những nội dung chính như:

- Xác định mục tiêu bài dạy;

- Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng thiết bị dạy - học; - Xây dựng nội dung;

- Phương pháp dạy học và phương pháp đặc thù dạy hoà nhập; -Năng lực hướng tới của học sinh

- Tổ chức hoạt động học (giờ học); - Đánh giá kết quả học sinh tự kỷ;

- Kết quả của học sinh tự kỷ đạt được theo mục tiêu (thái độ, kiến thức, kĩ năng, năng lực hướng tới). Nếu học sinh hòa nhập theo được như một học sinh bình thường thì được đánh giá theo quy định chung. Nếu học sinh hòa nhập nhưng thuộc diện tự kỷ thì mỗi học sinh được lập một phiếu theo dõi kết quả học tập (theo mẫu đính kèm); mỗi tháng học sinh có 1 bài kiểm tra Tiếng Việt (1 bài tập làm văn, hoặc tập chép đối với lớp 1) và 1 bài tập toán. Giáo viên lưu giữ phiếu theo dõi và các bài kiểm tra đó của học sinh để bàn giao cho năm học kế tiếp. Những học sinh khuyết tật được lập phiếu theo dõi kết quả học tập thì giáo viên lập danh sách báo cáo Hiệu trưởng để tổ chức khảo sát xem xét sự tiến bộ của học sinh sau một năm học. Hiệu

trưởng xác nhận vào danh sách đó. Số học sinh này cần được huy động đi học để hưởng quyền được giáo dục và chăm sóc, khơng được xem là đối tượng ngồi nhầm lớp. Riêng đối với lớp 1, giáo viên báo cáo danh sách các học sinh khó khăn cho Hiệu trưởng ngay sau khi có kết quả kiểm tra học kỳ 1. Phiếu theo dõi cùng các bài kiểm tra cần được lưu giữ cho đến hết cấp học.

Trên cơ sở này tăng cường việc dự giờ và rút kinh nghiệm theo tinh thần đổi mới hiện nay là khâu tổ chức giờ dạy, có thể tăng thêm số tiết được dự giờ của giáo viên dạy hoà nhập từ 1- 2 tiết/tháng so với số tiết được dự tối thiểu theo quy định hiện nay là 2 tiết/tháng. Qua việc tổ chức dự giờ, chọn những tiết, giáo viên dạy giỏi để tổ chức học tập, nhân rộng điển hình.

Phịng GD&ĐT cần xác định việc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi hoà nhập, thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học hoà nhập hàng năm từ cấp trường đến cấp huyện vào cùng thời điểm mà ngành tổ chức hội thi này cho giáo viên trong huyện là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Đánh giá và công nhận danh hiệu tương xứng, thậm chí ưu tiên cho những giáo viên đạt thành tích tốt là biện pháp quan trọng nhằm tạo động lực.

Hướng dẫn, tổ chức và việc nghiên cứu khoa học, đăng ký và viết báo cáo đề tài, sáng kiến kinh nghiệm GDHN trẻ tự kỷ trong trường tiểu học. Lựa chọn những bài viết có khả năng vận dụng cao để tổ chức sinh hoạt chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên trong trường và toàn huyện.

Các hoạt động tập thể được tổ chức trong trường tiểu học hiện nay đã khá phong phú, vấn đề đặt ra là cần tính tốn và tổ chức để học sinh tự kỷ có thể tham gia một cách tự nhiên, chủ động và tích cực, tránh tình trạng để các em thành người thừa (phần lớn học sinh tự kỷ là thích chơi một mình), hoặc tham gia một cách hình thức, muốn vậy cần chú ý một số điểm sau:

Lựa chọn những cơng việc thích hợp để các em tham gia, hạn chế các hoạt động độc lập một mình mà tăng cường tham gia tương tác nhóm, tập thể... gắn với việc nhận diện hiện tượng tự nhiên, phát triển ngôn ngữ, tăng khả năng vận động tinh...

Động viên khích lệ kịp thời, thường xuyên với học sinh tự kỷ là hết sức quan trọng. Cần chú ý đến việc đảm an toàn khi học sinh tự kỷ tham gia các hoạt động như thời tiết, địa hình… đặc biệt là đối với các học sinh tự kỷ ở thể tăng động.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục hòa nhập cho học sinh tự kỷ Phòng GD&ĐT cần yêu cầu các nhà trường:

- Căn cứ vào kế hoạch của phòng GD&ĐT, các nhà trường tiểu học cần xây dựng kế hoạch về công tác này, triển khai rộng rãi trong trường, tổ chuyên môn GDHN học sinh tự kỷ cũng cần có kế hoạch cụ thể để tránh tình trạng sinh hoạt chuyên môn sơ sài hoặc quá nguyên tắc dẫn đến ít hiệu quả và bệnh hình thức. Các nhà trường tiểu học cần tính đến đặc điểm riêng của đơn vị mà bố trí thời gian, thời lượng và thời điểm hợp lý, nội dung cần sát thực phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường... Những công việc này cần có sự góp ý và tham gia trực tiếp của cán bộ hoặc giáo viên cốt cán huyện;

- Đánh giá đúng khả năng của từng học sinh tự kỷ trong việc tham gia hoạt động tập thể, theo qui luật phát triển có tính “bù - trừ” thì học sinh tăng động thường có thể trạng khỏe nên có năng khiếu về các môn thể thao; học sinh ở thể chậm phát triển ngơn ngữ và giảm chú ý lại thường có năng lực tốt về ngoại ngữ, trí nhớ, âm nhạc, nghệ thuật

3.2.4. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá giáo dục hòa nhập HSKT tại các trường Tiểu học

3.2.4.1. Mục đích ý nghĩa

Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quản lý GDHN HSTK nhằm:

- Thu thập thông tin qua phiếu đánh giá phục vụ cho công tác lập kế hoạch giáo dục hòa nhập HSTK;

- Đánh giá kết quả cơng tác GDHN HSTK;

- Tìm giải pháp thực hiện cũng như điều chỉnh quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục hòa nhập HSTK;

- Tổ chức thực thiện tiến trình đã vạch ra trong kế hoạch.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Đánh giá tổng thể: Thông qua mục tiêu quản lý được thể hiện trong mỗi kế hoạch đã xây dựng của các nhà trường tiểu học.

- Đánh giá kết quả giáo dục hịa nhập HSTK: Thơng qua kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng HSTK được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục cá

nhân và trong Kế hoạch giảng dạy (giáo án). Việc đánh giá này được thực hiện theo Hướng dẫn thực hiện kế hoạch năm học đối với giáo dục tiểu học của Bộ GD&ĐT

công bố hàng năm.

Tùy theo mục đích và nội dung kiểm tra, đánh giá trong quản lý GDHN HSTK có thể tiến hành lồng ghép hoặc riêng biệt trong hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục chung của mỗi nhà trường tiểu học.

Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện thường xuyên và liên tục trong quá trình giáo dục và biểu hiện tập trung ở khâu cuối cùng của chu trình quản lý.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện đổi mới công tác kiểm tra đánh giá giáo dục hòa nhập HSTK tại các trường Tiểu học đạt hiệu quả, Phòng GD&ĐT phải tiến hành chỉ đạo các nhà trường Tiểu học:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra kiểm tra, đánh giá (Kế hoạch tuần, tháng, học kỳ, cả năm… với thời gian và nội dung cụ thể.

+ Kế hoạch kiểm tra theo tuần: đối tượng (cá nhân, đơn vị) sẽ được kiểm tra nội dung nào, thời gian tiến hành kiểm tra, bộ phận kiểm tra,…

+ Kế hoạch kiểm tra theo tháng dựa sẽ dựa vào kế hoạch kiểm tra của năm học để xây dựng và thực hiện.

- Tổ chức lực lượng kiểm tra, đánh giá

+ Xây dựng lực lượng kiểm tra: Hiệu trưởng dựa vào Điều lệ trường Tiểu học và các văn bản hướng dẫn của Phịng GD&ĐT có trách nhiệm ban hành Quyết định thành lập Ban kiểm tra của đơn vị. Thành phần Ban kiểm tra bao gồm:

1. Trưởng ban: là HT hoặc PHT;

2. Cơ cấu thành viên của Ban: có Tổ trưởng chun mơn, giáo viên cốt cán và GVCN lớp;

3. Những thành viên có uy tín, có năng lực chun mơn, giỏi nghiệp vụ sư phạm trong nhà trường.

+ Phân công nhiệm vụ trong Ban kiểm tra: HT cần phân công nhiệm vụ chi tiết đồng thời qua đó xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong Ban kiểm tra.

+ Xây dựng chế độ kiểm tra: HT quy định cách thức làm việc, quy trình thực hiện, thời gian tiến hành, chế độ và quyền lợi cho mỗi lần kiểm tra hoặc mỗi thành viên trong Ban Kiểm tra,…

+ Cung cấp kịp thời, đúng, đủ những điều kiện vật chất, tinh thần, tâm lý cho hoạt động kiểm tra, khai thác và tận dụng mọi khả năng, sáng tạo của các thành viên trong Ban kiểm tra nhưng phải đảm bảo đúng các văn bản hướng dẫn, khách quan, công bằng, phù hợp với mục tiêu giáo dục.

- Tăng cường vai trò giám sát của đội ngũ cốt cán huyện, lấy đây làm lực lượng nịng cốt thực hiện cơng tác này;

- Sau kiểm tra cần tiến hành bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Phịng GD&ĐT và nhà trường nội dung về cơng tác GDHN HSTK;

- Tiến hành sơ, tổng kết thực tiễn việc thực hiện GDHN HSTK trong trường tiểu học theo học kỳ và năm học từ cấp trường đến Phòng GD&ĐT.

3.2.5. Chỉ đạo xây dựng và trang bị cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học

3.2.5.1. Mục đích ý nghĩa

Việc tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học trong trường tiểu học giúp hỗ trợ tích cực cho GDHN. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế, những đặc điểm tâm lý và thể trạng học sinh tử kỷ mà đòi hỏi các nhà trường có sự lựa cho phù hợp với tính đặc thù của mình. GDHN cần được xây dựng mơi trường giáo dục thân thiện, an toàn. Nghĩa là học sinh tự kỷ cần có được những yếu tố thuận lợi nhất cho sự vận động, tương tác cũng như học tập trong trường tiểu học.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn ngắn và tầm nhìn khoảng 5 đến 10 năm nhằm huy động các nguồn lực xây dựng trường tiểu học như nguồn ngân sách, xã hội hóa để đảm bảo theo Điều lệ trường tiểu học và các tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia theo quyết định hiện hành của Bộ GD&ĐT.

Khảo sát thực trạng, tham khảo tư vấn của các nhà chuyên môn, nhà quản lý để sửa chữa và bổ sung thêm những hạng mục nhằm tạo thuận lợi cho việc vận động, tương tác, giao tiếp… của học sinh tự kỷ.

thống tranh ảnh nhằm tăng khả năng giao tiếp khi trẻ thực hiện nhiệm vụ, bởi đặc điểm của trẻ tự kỷ thường hay chỉ thích làm một số cơng việc quen thuộc. Mỗi giáo viên dạy hoà nhập phải nhận thức rõ vị trí vai trị của đồ dùng dạy - học trong dạy học hồ nhập cho trẻ khuyết tật khơng giống với trẻ tự kỷ. Các nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ cho họ kinh phí theo khả năng nguồn kinh phí của đơn vị, địa phương.

Sử dụng những đồ vật do giáo viên tự làm mà những HSTK yêu thích để làm phần thưởng khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ học tập trong kế hoạch dạy học.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Để tiến hành xây dựng và trang bị cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học, phòng GD&ĐT phải yêu cầu các nhà trường Tiểu học:

- Huy động mọi nguồn lực trong xã hội từ cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đến phụ huynh học sinh;

- Tuyên truyền sâu rộng về GDHN HSTK tới phụ huynh và các lực lượng ngoài xã hội để họ thấy được ý nghĩa và mục đích tốt đẹp, cần thiết của GDHN HSTK. Từ đó cán bộ quản lý, giáo viên kêu gọi phụ huynh, nhà hảo tâm… chung tay ủng hộ, hỗ trợ hoạt động;

- Công khai, dân chủ các nguồn huy động. Tổ chức giám sát, kiểm tra đồng thời đánh giá tổng kết và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan và cha mẹ học sinh;

- Trong việc huy động các nguồn lực vật chất để phục vụ cho cơng tác GDHN thì phải gắn vai trị của GVCN; tôn trọng, đề cao trách nhiệm đối với với PHHS cũng như các lực lượng bên ngoài cùng với sự minh bạch về tài chính sẽ tiếp thêm lịng tin, sự nhiệt huyết của GV, sự nhiệt tình của phụ huynh. Thông qua các hoạt động GDHN HSTK giúp gắn kết mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng ngồi xã hội.

3.2.6. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý - giáo viên về giáo dục hòa nhập HSTK và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)