Nguyên tắc phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 82 - 84)

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà

nước, ngành giáo dục và đào tạo

Đảng lãnh đạo Nhà nước, xã hội bằng chủ trương, đường lối. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, trên cơ sở chủ trương của Đảng. Hệ thống pháp luật là công cụ thực thi, bảo vệ quyền lực của Nhà nước đối với xã hội. Vì vậy, các hoạt động trong xã hội nói chung và trong các trường tiểu học thuộc huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ nói riêng đều phải tuân thủ theo quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của ngành GD&ĐT

3.1.1.1. Phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

- Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em.

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 59 đã ghi rõ: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ tàn tật được học văn hoá và học nghề phù hợp” [23]. Được khẳng định lại tại điều 61, khoản 3, Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử

dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề” [26].

- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Luật số: 102/2016/QH1, ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội quy định tại điều 35, Quyền của trẻ em khuyết tật: Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội [27].

Nghị định 136/2013/NĐ-CP, ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ đã quy định tại Chương 2, điều 10: “Đối tượng học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật”.

Nghị định số 28/2012/N Đ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

Nghị định 26/CP của Chính phủ ngày 17/04/1995 khẳng định: “Giáo dục trẻ em khuyết tật là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, trẻ em khuyết tật phải được hưởng quyền chăm sóc giáo dục”.

3.1.1.2. Phù hợp với chủ trương của ngành giáo dục và đào tạo

- Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 đã nêu rõ: “...trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi khơng nơi nương tựa, trẻ em có hồn cảnh khó khăn đặc biệt được Nhà nước và xã hội quan tâm giúp đỡ các điều kiện cần thiết để đạt trình độ giáo dục tiểu học” [22].

- Luật Giáo dục năm 2005, chương 03, điêu 63 cũng nêu rõ: “Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, hoà nhập với cộng đồng” [24].

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/05/2006 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về GDHN dành cho người tàn tật, KT.

- Chiến lược phát triển giáo dục từ 2001 - 2010 của Chính phủ đã đề ra mục tiêu cho giáo dục KT.

+ Về công tác quản lý chỉ đạo: Bộ GD&ĐT đã thành lập “Tiểu ban xây dựng dự án giáo dục trẻ khuyết tật”, nhằm giúp lãnh đạo Bộ hình thành cơ cấu, mạng lưới và chiến lược phát triển giáo dục TKT.

Triển khai thực hiện thí điểm mơ hình GDHN cấp Mầm non và Tiểu học tại một số tỉnh và thành phố. Tổ chức nhiều hội thảo tồn quốc về cơng tác GDHN.

+ Về cơng tác đào tạo: Bộ GD&ĐT đã cho phép mở khoa Giáo dục đặc biệt tại 03 trường: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Đà Nẵng để đào tạo các Cử nhân chuyên ngành khiếm thính, khiếm thị và chậm phát triển trí tuệ. Đồng thời ngành giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên tiểu học dạy hồ nhập TKT, mở nhiều lớp đào tạo ngắn hạn để bổ sung dần đội ngũ những người làm công tác giáo dục KT.

+ Về công tác tổ chức cán bộ: Đã bước đầu ban hành chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên dạy các lớp KT chuyên biệt được hưởng 70% phụ cấp lương hàng tháng, giảm số lượng học sinh trong các lớp GDHN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)