Giáo dục hòa nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 36)

1.4. Giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ

1.4.1. Giáo dục hòa nhập

Thuật ngữ giáo dục hoà nhập được xuất phát từ Canada và được hiểu là những trẻ ngoại lệ được hoà nhập, qui thuộc vào trường hoà nhập. GDHN là phương thức giáo dục mọi trẻ em, trong đó có TKT, trong lớp học bình thường của trường phổ thơng.

Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục cho những trẻ có hồn cảnh đặc biệt cùng học với các trẻ khác, trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống [7, tr.23]

Như vậy, hồ nhập khơng có nghĩa là "xếp chỗ" cho TKT trong trường lớp phổ thông và khơng phải tất cả mọi trẻ đều đạt trình độ hồn tồn như nhau trong mục tiêu giáo dục. Giáo dục hồ nhập địi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh phát triển hết khả năng của mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiên trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù,… Các giáo viên và nhân viên nhà trường cần thấm nhuần tư tưởng hoà nhập để TKT được phụ thuộc lẫn nhau, được chấp nhận, được có giá trị, được hỗ trợ của bạn bè…

1.4.2. Quản lí giáo dục hịa nhập

Quản lí giáo dục hịa nhập là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức, có đinh hướng của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí theo những u cầu có tính chất khách quan về lý luận và thực tiễn giáo dục hòa nhập nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đề ra.

Khái niệm quản lí giáo dục hịa nhập ở trên đề cập đến các yếu tố cơ bản sau: - Chủ thể quản lí: Là tổ chức, cá nhân hay bộ máy quản lí giáo dục các cấp từ trung ương đến đơn vị trường học ở các cấp học, bậc học khác nhau.

- Đối tượng quản lí: là hệ thống quản lí giáo dục hịa nhập của ngành từ trung ương cho đến đơn vị trường học ở các cấp học, bậc học khác nhau.

- Quan hệ quản lí: Thể hiện thơng qua mối quan hệ giữa các chủ thể quản lí và đối tượng quản lí theo các phân hệ quản lí và ngun tác quản lí giáo dục hịa nhập.

- Mục tiêu quản lí: Là hiệu quả cần đạt được trong quản lí giáo dục hòa nhập. Hiệu quả này được đánh giá ở hiệu quả trong và hiệu quả ngồi theo góc độ cá nhân (kết quả giáo dục người học) và góc độ xã hội (quy mơ, chất lượng, uy tín trong cộng đồng nhà trường) [7, tr.45].

1.4.3. Giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ

Là giáo dục những trẻ hoặc học sinh bị rối loạn phổ tự kỷ trong độ tuổi học sinh, nhưng có nhu cầu học tập, giao tiếp xã hội. Giáo dục hoà nhập dựa trên quan điểm xã hội trong việc nhìn nhận đánh giá đúng TTK. TTK sẽ được học cùng một chương trình, cùng lớp, cùng trường với các bạn học sinh bình thường. Cũng như mọi học sinh khác, học sinh tự kỷ là trung tâm của quá trình giáo dục. Các em được tham gia đầy đủ, và bình đẳng mọi cơng việc trong nhà trường và cộng đồng để thực hiện lý tưởng "trường học cho mọi trẻ em, trong một xã hội cho mọi người". Chính lý tưởng đó tạo cho TTK niềm tin, lịng tự trọng, ý chí vươn lên để đạt đến mức cao nhất mà năng lực của mình cho phép.

Nguyên nhân gây ra tự kỉ không phải chỉ do khiếm khuyết của bản thân cá thể mà còn là do môi trường xã hội. Môi trường xã hội đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của TTK. Trẻ tự kỉ về chậm phát triển ngôn ngữ thì cần phải tham gia vào các hoạt động, trẻ sẽ được bình đẳng và phát triển như mọi trẻ khác.

1.4.4. Quản lí giáo dục hịa nhập trẻ tự kỷ

Quản lí giáo dục hịa nhập trẻ tự kỷ là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lí (Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT) lên đối tượng quản lí (giáo viên, nhà trường) dựa theo những u cầu có tính chất khách quan về lí luận và thực tiễn giáo dục hòa nhập nhằm đạt được các mục tiêu quản lí giáo dục hịa nhập trẻ tự kỷ.

Như vậy, quản lí giáo dục hịa nhập trẻ tự kỷ được coi là một nhiệm vụ được lồng ghép phối hợp chung trong hoạt động quản lí giáo dục nói chung và quản lí nhà trường nói riêng, mang tính tổng thể quản lí giáo dục.

1.4.5. Quản lý giáo dục hòa nhập cho học sinh tự kỷ tại trường tiểu học

1.4.5.1. Mục tiêu giáo dục hòa nhập tại các trường tiểu học * Mục tiêu giáo dục của cấp Tiểu học

Mục tiêu Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thảm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Xây dựng mục tiêu giáo dục cho trẻ khuyết tật cần bám sát và đảm bảo hướng tới mục tiêu giáo dục của cấp học này (Điều 27) [24].

*Mục tiêu chung giáo trẻ khuyết tật

Đảm bảo cho trẻ khuyết tật hưởng những quyền giáo dục cơ bản, quyền tự do không tách biệt, tham gia vào mọi hoạt động xã hội và có cơ hội cống hiến.

Phát triển tồn diện các mặt cho trẻ khuyết tật, bao gồm đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và khả năng lao động; phát triển kiến thức kỹ năng văn hóa xã hội, thái độ tích cực, tạo điều kiện hịa nhập cộng đồng khi trẻ 18 tuổi.

Trẻ khuyết tật có cơ hội hịa nhập vào mơi trường giáo dục bình thường, phát triển hài hịa và tối đa những khả năng cịn lại để hình thành, phát triển nhân cách.

*Các mục tiêu cụ thể

- Về kiến thức, kỹ năng văn hóa: Đạt trình độ phát triển tối đa so với khả năng của trẻ trong cùng thời gian và môi trường giáo dục phổ thông.

- Về kỹ năng xã hội: Được trang bị những kiến thức kỹ năng xã hội như những trẻ bình thường ở cùng độ tuổi, có điều chỉnh cho phù hợp.

- Phục hồi chức năng: Cải thiện tình trạng suy giảm các chức năng do khuyết tật gây ra nên đồng thời tối đa các chức năng còn lại.

- Giáo dục tự phục vụ, tự lao động: Phát huy tối đa khả năng tụ phục vụ của trẻ trong các hoạt động sống, sinh hoạt, học tập hằng ngày.

- Giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề: Được hướng nghiệp, học nghề trong các cơ sở đào tạo để có một nghề hay một cơng việc mang lại thu nhập cũng như cơ hội được cống hiến cho xã hội.

1.4.5.2. Ngun tác quản lí giáo dục hịa nhập học sinh tự kỷ cấp Tiểu học

Quản lí giáo dục hịa nhập phải tn theo các ngun tắc quản lí giáo dục nói chung. Cụ thể:

Nguyên tác tập trung dân chủ Nguyên tắc khoa học và thực tiễn Nguyên tác thiết thực và cụ thể

Nguyên tắc kết hợp hài hịa các lợi ích

Nguyên tắc sử dụng tồn diện các phương pháp quản lí, kết hợp các phương pháp hành chính, tâm lí giáo dục và kinh tế, đồng thời sử dụng các phương pháp tạo động lực.

Ngun tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ Tôn trọng sự khác biệt

Dựa vào nhà trường Dựa vào cộng đồng.

1.4.5.3. Bản chất của giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật và học sinh tự kỷ

Mọi trẻ em đều được học trong mơi trường giáo dục, mà trong đó trẻ có điều kiện và có cơ hội để lĩnh hội những tri thức mới theo nhu cầu và khả năng của mình. Để có một mơi trường học tập như vậy cho mọi trẻ em, giáo dục hoà nhập cần đề cập đến những nội dung cơ bản sau đây trong dạy và học:

- Trẻ được học theo một chương trình phổ thơng

- Tuỳ theo năng lực và nhu cầu của từng trẻ mà giáo viên có trách nhiệm điều chỉnh nội dung cho phù hợp.

- Đổi mới phương pháp dạy và học, đặc biệt giáo viên cần biết cách điều chỉnh và lựa chọn những hoạt động học tập sao cho mọi trẻ đều có đủ những điều kiện thuận lợi và cơ hội để lĩnh hội kiến thức mới.

- Môi trường giáo dục phù hợp cho mọi đối tượng.

Porter (1995) đã đề xuất các yếu tố của giáo dục hồ nhập như sau: • Học sinh khuyết tật được học ở trường thuộc khu vực sinh sống.

• Học sinh khuyết tật, với tỷ lệ hợp lí, được bố trí vào lớp học phù hợp lứa tuổi. • Cung cấp các dịch vụ và giúp đỡ HS ngay trong trường hồ nhập.

• Mọi học sinh đều là thành viên của tập thể. Bạn bè cùng lứa giúp đỡ lẫn nhau. • Đánh giá cao tính đa dạng của học sinh.

• Điều chỉnh chương trình phổ thơng cho phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh.

Phương pháp dạy học đa dạng dựa vào điểm mạnh của học sinh. Học sinh với những khả năng khác nhau được học theo nhóm.

• Giáo viên phổ thơng và chun biệt cùng chia sẻ trách nhiệm giáo dục mọi đối tượng học sinh.

• Chú trọng cả lĩnh hội tri thức và kĩ năng xã hội.

1.4.6. Quy trình giáo dục hịa nhập trẻ tự kỷ

Kết quả quá trình thực hiện, Bộ GD&ĐT đã xác định thực hiện GDHN TTK trong nhà trường cần được tiến hành theo các bước trong sơ đồ 1.1 dưới đây:

Sơ đồ 1.1. Các bước tiến hành GDHN TTK trong nhà trường

1.4.6.1. Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của học sinh tự kỷ a) Nhu cầu của trẻ tự kỉ

* Khái niệm về nhu cầu

Nhu cầu là sự đồi hỏi cá nhân về những cái cần thiết để sinh sống và phát triển. Nhu cầu nào được con người nhận thức một cách đầy đủ sâu sắc, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mình (khơng thể thiếu được) thì nhu cầu đó trở thành động cơ. Khơng có nhu cầu thì khơng có động cơ và phát triển.

Trẻ tự kỷ mặc dù phát hiện muộn nhưng một tỷ lệ nhất định trong dân số và tăng nhanh trong những năm gần đây, số lượng TTK thay đổi thường xuyên và mức độ tật của mỗi trẻ cũng ln có sự biến đổi theo chiều hướng nặng lên hoặc nhẹ đi. Để có căn cứ tiến hành các hoạt động về GDHN thì một cơng việc hết sức quan trọng cần phải thực hiện đó là xác định nhu cầu của TTK.

1.

Tìm hiểu khả năng, nhu cầu và mơi trƣờng

phát triển của TTK

2.

Xây dựng mục tiêu và kế hoạch giáo dục cá nhân

TTK 4. Đánh giá kết quả GDHN TTK 3. Thực hiện kế hoạch

Nhà tâm lí học người Mĩ Abraham Maslow đã xây dựng bậc thang về nhu cầu căn bản của con người gồm 5 mức sau đây:

(1) Nhu cầu vật chất để tồn tại: Nhu cầu thiết yếu cho con người để sống: thức ăn, khơng khí, ngủ…

(2) Nhu cầu về an tồn: là những nhu cầu thiết yếu để che chở như quần áo, nhà ở. (3) Nhu cầu xã hội (yêu thương, đùm bọc, gắn bó) là nhu cầu có bạn và được yêu thương, trở thành thành viên của cộng đồng.

(4) Nhu cầu được tôn trọng và sự quan tâm của xã hội: tự trọng và được người khác tôn trọng.

(5) Nhu cầu phát triển và hoàn thiện nhân cách: tụ nhận thức được khả năng của mình để đóng góp cho xã hội.

Bảng 1.1: Những nhu cầu đặc thù của TTK

STT Nhu cầu của trẻ em Nhu cầu của TTK cần đáp ứng

1 Nhu cầu về vật chất: thức ăn, nơi ở, nước uống, đủ ấm.

Trẻ khuyết tật có nhu cầu cao về dinh dưỡng và các thành phần vi lượng so với trẻ em bình thường. 2 Sự an tồn (đảm bảo) chắc

chắn không hề sợ hãi.

Trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong hoạt động và sinh hoạt, trong đó có nhiều hạn chế trong việc quan sát và phát hiện rủi ro đó. Vì vậy, nhu cầu an toàn của trẻ khuyết tật cũng cao hơn của trẻ em khác.

3 Sự thương yêu và gắn bó (sở hữu): bạn bè gia đình, vợ chồng

Một số trẻ khuyết tật có thể khơng được gia đình chấp nhận và thương yêu như những trẻ em bởi vì có thể do quan niệm sai lầm về sự sinh ra một đứa trẻ tật nguyền trong cuộc đời. 4 Lòng tự trọng, những điều

đạt được trong học tập, được tơn trọng.

Thái độ của gia đình và hàng xóm có thể giúp đỡ hoặc làm trẻ chậm tiến. Điều quan trọng là thấy được năng lực của trẻ, đánh giá cái mà trẻ có thể đóng góp, đánh giá được vai trị của trẻ trong gia đình hơn là nhìn trẻ như một gánh nặng, tỏ lòng thương hại.

5 Quá trình phát triển cá nhân, sự hoàn thiệ, tính sáng tạo.

Trẻ khuyết tật cần được đi học, vì nhà trường là mơi trường hịa nhập tốt nhất, nơi có nhiều điều kiện cần thiết để trẻ có thể phát triển. Điều quan trọng là làm thế nào để trể khuyết tật trở thành những thành viên đầy đủ của cộng đồng và có sự đóng góp cho cộng đồng đó phát triển.

b) Khả năng của trẻ tự kỉ

Khả năng là năng lực, phẩm chất cá nhân đáp ứng được các đòi hỏi của một hoạt động nhất định nào đó và là điều kiện có kết quả hoạt động đó. Bất cứ hoạt động nào cũng đòi hỏi ở con người một loại năng lực và các năng lực đó liên quan đến nhau.

Có rất nhiều quan điểm về khả năng và phân loại khả năng, tuy nhiên, trong tài liệu này thì khả năng được hiểu là những năng lực cá nhân hiện có và được phân chia theo quan điểm của nhà tâm lí sư phạm người Mĩ Howard Garner.

Theo quan điểm của Garner, trong bản thân mỗi con người có rất nhiều khả năng, trong đó có những khả năng mà chúng ta chưa bao giờ sử dụng hoặc ít sử dụng. Ông cho rằng ai cũng có khả năng nhất định (tiềm ẩn hoặc hiện có) và các khả năng đó phát triển ở mức độ khác nhau. Ơng đề xuất 8 dạng khả năng sau:

(1) Khả năng giao tiếp/ngôn ngữ: học đọc nhanh, vốn từ vựng phong phú (dùng từ ngữ chuẩn xác, linh hoạt), ngơn ngữ chính thức phát triển nhanh, nói – viết sáng tạo, biết làm thơ ca, tranh luận bằng lời lưu lốt, có tính thuyết phục, ứng khẩu nhanh, dùng những câu nói hài hước, kể chuyện hấp dẫn.

(2) Khả năng tư duy logic và toán học: hiểu nhanh những ký hiệu trừu tượng/ công thức, biết vạch dàn ý, vẽ biểu đị bằng hình vẽ, nhớ các số, tính tốn nhanh, hiểu mã số, nắm bắt những mới quan hệ nhanh, phân tích, giải quyết vấn đề một cách logic, sáng tác các trò chơi điển hình.

(3) Khả năng về hình ảnh/ hội họa/ khơng gian: khả năng hình tượng, tưởng tượng sống động, thể hiện bằng biểu đồ màu, trình bày các mẫu vẽ/ mẫu thiết kế, vẽ tranh cảm nhận về màu sắc, đường nét, hình khối phong phú…

(4) Khả năng âm nhạc: biết cảm thụ nhịp điệu, âm nhạc, biết sử dụng các loại nhác cụ…

(5) Khả năng nội tâm (hướng nội); phương hướng phản ánh nội tâm, kỹ năng nhận thức, biết cách suy ngẫm, hiểu diễn biến tâm lý, tự khám phá bản thân, biết cách suy luận, khả năng tập trung tư duy, phương pháp suy luận mang tính logic cao.

(6) Khả năng quan hệ tương tác, quan hệ xã hội (hướng ngoại): đưa ra sự phản hồi phù hợp, nhận biết cảm giác của người khác, chiến lược học nhóm, biết

giao tiếp cá nhân, biết phân chia lao động trong q trình hoạt động, có kỹ năng hợp tác trong hoạt động, nhận phản hồi từ người khác, biết lập kế hoạch hợp tác nhóm, khả năng thu hút hoặc điều khiển người khác…

(7) Khả năng thể thao, vận động (động hình): các điệu nhảy dân tộc/ các điệu nhảy sáng tạo, đóng vai, thể dục thể thao, kịch, võ thuật, ngôn ngũ cơ thể, các bài thể dục, trò chơi thể thao, khả năng bắt trước các thao tác, ….

(8) Năng lực tìm hiểu thiên nhiên: cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, hiểu thiên nhiên.

c) Nội dung tìm hiểu nhu cầu và khả năng của học sinh/ trẻ tự kỷ

- Sự phát triển về thể chất: sự phát triển cân đối của cơ thể về hình dáng bề ngồi, khả năng vận động (bị, ngồi, đứng, đi, chạch, nhảy…), khả năng lao động (tụ phục vụ, lao động giúp đỡ gia đình,…) phát triển giác quan.

Khả năng sử ngôn ngữ và giao tiếp. Khả năng nhận thức.

Quan hệ xã hội.

Môi trường phát triển của trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)