Quy trình giáo dục hịa nhập trẻ tự kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 40 - 46)

1.4. Giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ

1.4.6. Quy trình giáo dục hịa nhập trẻ tự kỷ

Kết quả quá trình thực hiện, Bộ GD&ĐT đã xác định thực hiện GDHN TTK trong nhà trường cần được tiến hành theo các bước trong sơ đồ 1.1 dưới đây:

Sơ đồ 1.1. Các bước tiến hành GDHN TTK trong nhà trường

1.4.6.1. Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu và khả năng của học sinh tự kỷ a) Nhu cầu của trẻ tự kỉ

* Khái niệm về nhu cầu

Nhu cầu là sự đồi hỏi cá nhân về những cái cần thiết để sinh sống và phát triển. Nhu cầu nào được con người nhận thức một cách đầy đủ sâu sắc, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mình (khơng thể thiếu được) thì nhu cầu đó trở thành động cơ. Khơng có nhu cầu thì khơng có động cơ và phát triển.

Trẻ tự kỷ mặc dù phát hiện muộn nhưng một tỷ lệ nhất định trong dân số và tăng nhanh trong những năm gần đây, số lượng TTK thay đổi thường xuyên và mức độ tật của mỗi trẻ cũng ln có sự biến đổi theo chiều hướng nặng lên hoặc nhẹ đi. Để có căn cứ tiến hành các hoạt động về GDHN thì một cơng việc hết sức quan trọng cần phải thực hiện đó là xác định nhu cầu của TTK.

1.

Tìm hiểu khả năng, nhu cầu và môi trƣờng

phát triển của TTK

2.

Xây dựng mục tiêu và kế hoạch giáo dục cá nhân

TTK 4. Đánh giá kết quả GDHN TTK 3. Thực hiện kế hoạch

Nhà tâm lí học người Mĩ Abraham Maslow đã xây dựng bậc thang về nhu cầu căn bản của con người gồm 5 mức sau đây:

(1) Nhu cầu vật chất để tồn tại: Nhu cầu thiết yếu cho con người để sống: thức ăn, khơng khí, ngủ…

(2) Nhu cầu về an tồn: là những nhu cầu thiết yếu để che chở như quần áo, nhà ở. (3) Nhu cầu xã hội (yêu thương, đùm bọc, gắn bó) là nhu cầu có bạn và được yêu thương, trở thành thành viên của cộng đồng.

(4) Nhu cầu được tôn trọng và sự quan tâm của xã hội: tự trọng và được người khác tôn trọng.

(5) Nhu cầu phát triển và hoàn thiện nhân cách: tụ nhận thức được khả năng của mình để đóng góp cho xã hội.

Bảng 1.1: Những nhu cầu đặc thù của TTK

STT Nhu cầu của trẻ em Nhu cầu của TTK cần đáp ứng

1 Nhu cầu về vật chất: thức ăn, nơi ở, nước uống, đủ ấm.

Trẻ khuyết tật có nhu cầu cao về dinh dưỡng và các thành phần vi lượng so với trẻ em bình thường. 2 Sự an tồn (đảm bảo) chắc

chắn khơng hề sợ hãi.

Trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong hoạt động và sinh hoạt, trong đó có nhiều hạn chế trong việc quan sát và phát hiện rủi ro đó. Vì vậy, nhu cầu an toàn của trẻ khuyết tật cũng cao hơn của trẻ em khác.

3 Sự thương yêu và gắn bó (sở hữu): bạn bè gia đình, vợ chồng

Một số trẻ khuyết tật có thể khơng được gia đình chấp nhận và thương yêu như những trẻ em bởi vì có thể do quan niệm sai lầm về sự sinh ra một đứa trẻ tật nguyền trong cuộc đời. 4 Lòng tự trọng, những điều

đạt được trong học tập, được tơn trọng.

Thái độ của gia đình và hàng xóm có thể giúp đỡ hoặc làm trẻ chậm tiến. Điều quan trọng là thấy được năng lực của trẻ, đánh giá cái mà trẻ có thể đóng góp, đánh giá được vai trò của trẻ trong gia đình hơn là nhìn trẻ như một gánh nặng, tỏ lòng thương hại.

5 Quá trình phát triển cá nhân, sự hồn thiệ, tính sáng tạo.

Trẻ khuyết tật cần được đi học, vì nhà trường là mơi trường hịa nhập tốt nhất, nơi có nhiều điều kiện cần thiết để trẻ có thể phát triển. Điều quan trọng là làm thế nào để trể khuyết tật trở thành những thành viên đầy đủ của cộng đồng và có sự đóng góp cho cộng đồng đó phát triển.

b) Khả năng của trẻ tự kỉ

Khả năng là năng lực, phẩm chất cá nhân đáp ứng được các đòi hỏi của một hoạt động nhất định nào đó và là điều kiện có kết quả hoạt động đó. Bất cứ hoạt động nào cũng địi hỏi ở con người một loại năng lực và các năng lực đó liên quan đến nhau.

Có rất nhiều quan điểm về khả năng và phân loại khả năng, tuy nhiên, trong tài liệu này thì khả năng được hiểu là những năng lực cá nhân hiện có và được phân chia theo quan điểm của nhà tâm lí sư phạm người Mĩ Howard Garner.

Theo quan điểm của Garner, trong bản thân mỗi con người có rất nhiều khả năng, trong đó có những khả năng mà chúng ta chưa bao giờ sử dụng hoặc ít sử dụng. Ơng cho rằng ai cũng có khả năng nhất định (tiềm ẩn hoặc hiện có) và các khả năng đó phát triển ở mức độ khác nhau. Ơng đề xuất 8 dạng khả năng sau:

(1) Khả năng giao tiếp/ngôn ngữ: học đọc nhanh, vốn từ vựng phong phú (dùng từ ngữ chuẩn xác, linh hoạt), ngơn ngữ chính thức phát triển nhanh, nói – viết sáng tạo, biết làm thơ ca, tranh luận bằng lời lưu lốt, có tính thuyết phục, ứng khẩu nhanh, dùng những câu nói hài hước, kể chuyện hấp dẫn.

(2) Khả năng tư duy logic và toán học: hiểu nhanh những ký hiệu trừu tượng/ công thức, biết vạch dàn ý, vẽ biểu đị bằng hình vẽ, nhớ các số, tính tốn nhanh, hiểu mã số, nắm bắt những mới quan hệ nhanh, phân tích, giải quyết vấn đề một cách logic, sáng tác các trò chơi điển hình.

(3) Khả năng về hình ảnh/ hội họa/ khơng gian: khả năng hình tượng, tưởng tượng sống động, thể hiện bằng biểu đồ màu, trình bày các mẫu vẽ/ mẫu thiết kế, vẽ tranh cảm nhận về màu sắc, đường nét, hình khối phong phú…

(4) Khả năng âm nhạc: biết cảm thụ nhịp điệu, âm nhạc, biết sử dụng các loại nhác cụ…

(5) Khả năng nội tâm (hướng nội); phương hướng phản ánh nội tâm, kỹ năng nhận thức, biết cách suy ngẫm, hiểu diễn biến tâm lý, tự khám phá bản thân, biết cách suy luận, khả năng tập trung tư duy, phương pháp suy luận mang tính logic cao.

(6) Khả năng quan hệ tương tác, quan hệ xã hội (hướng ngoại): đưa ra sự phản hồi phù hợp, nhận biết cảm giác của người khác, chiến lược học nhóm, biết

giao tiếp cá nhân, biết phân chia lao động trong q trình hoạt động, có kỹ năng hợp tác trong hoạt động, nhận phản hồi từ người khác, biết lập kế hoạch hợp tác nhóm, khả năng thu hút hoặc điều khiển người khác…

(7) Khả năng thể thao, vận động (động hình): các điệu nhảy dân tộc/ các điệu nhảy sáng tạo, đóng vai, thể dục thể thao, kịch, võ thuật, ngôn ngũ cơ thể, các bài thể dục, trò chơi thể thao, khả năng bắt trước các thao tác, ….

(8) Năng lực tìm hiểu thiên nhiên: cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, hiểu thiên nhiên.

c) Nội dung tìm hiểu nhu cầu và khả năng của học sinh/ trẻ tự kỷ

- Sự phát triển về thể chất: sự phát triển cân đối của cơ thể về hình dáng bề ngồi, khả năng vận động (bị, ngồi, đứng, đi, chạch, nhảy…), khả năng lao động (tụ phục vụ, lao động giúp đỡ gia đình,…) phát triển giác quan.

Khả năng sử ngơn ngữ và giao tiếp. Khả năng nhận thức.

Quan hệ xã hội.

Môi trường phát triển của trẻ.

d) Phương pháp tìm hiểu nhu cầu và khả năng của học sinh/ trẻ tự kỷ

- Phương pháp quan sát, vì qua quan sát có thể thu thập được nhiều thơng tin phục vụ cho cơng tác chăm sóc và giáo dục.

- Phương pháp phỏng vấn: là một trong các hình thức thường được sử dụng trong việc tìm kiếm các thông tin mà bằng quan sát không thể thấy được. Qua phỏng vấn vấn ta có thể thu nhập được những thơng tinh sâu kín bên trong của trẻ như ý nghĩ, tình cảm, quan điểm, thái độ…

Các phương pháp khác như: Phương pháp đàm thoại; phương pháp nghiên cứu hồ sơ; phương pháp nghiên cứu các sản phẩm của trẻ.

e) Xác định mục tiêu phát triển cá nhân cho trẻ tự kỷ

Trên cơ sở những thơng tin thu được, ta có một bức tranh tổng thể về đứa trẻ. Từ đó, ta có thể định hình được việc giúp đỡ trẻ như thế nào, năng lực nào của trẻ cần được phát triển trước làm cơ sở hình thành năng lực khác và nhu cầu nào cần được ưu tiên đáp ứng.

 Xây dựng mục tiêu cá nhân

tổ chức thực hiện trong những điều kiện và thời gian cụ thể. Nhằm đạt két quả cụ thể, mục tiêu giáo dục phải được xây dựng dưới dạng mục tiêu hành vị. Một mục tiêu hành vi phải đạt được các tiêu chí sau:

Đối tượng thực hiện hành vi: Đó là ai? Học sinh nào? Bao nhiêu học sinh? Các điều kiện thực hiện các hoạt động giáo dục.

Hành vi có thể quan sát hoặc lượng giá được.

Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện đó là những kết quả thực hiện cụ thể qua từng hoạt động và được tính đến cả tiến độ thời gian thực hiện.

 Các loại mục tiêu

Mục tiêu rất nhiều dạng và tùy thuộc vào các tiêu chí xây dựng. Có các mục tiêu sau đây:

Theo UNESCO và UNICEF, đào tạo con người cần đạt được 4 mục tiêu trụ cột sau đây: học để biết, học để làm, học để làm người và học để chung sống.

Trong giảng dạy có các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi Trong ngành học thì có mục tiêu mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học.. Thời gian thì có mục tiêu dài hạn và ngắn hạn.

Theo nội dung giáo dục (trong Chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học là: nghe, nói, đọc, viết, tính tốn)

Như vậy mục tiêu của TTK được xây dựng theo tiêu chí nội dung giáo dục và thời gian giáo dục.

1.4.6.2. Bước 2: Lập kế hoạch giáo dục hòa nhập cá nhân cho học sinh

Vấn đề đặt ra là lập kế hoạch GDHN riêng, độc lập hay lồng ghép, tích hợp vào từng phần tương ứng với kế hoạch giáo dục chung của nhà trường. Với mục đích, ý nghĩa và phương thức tiến hành GDHN thì lựa chọn cách thức lập kế hoạch GDHN là một phần, một bộ phận trong kế hoạch giáo dục chung của nhà trường sẽ thuận tiện và hợp lý hơn.

Căn cứ vào mục tiêu GDHN của từng HSTK để lập kế hoạch hòa nhập giáo dục cá nhân cho trẻ. Yêu cầu của kế hoạch hòa nhập giáo dục cá nhân cho trẻ bao gồm:

(1) Nội dung cần thực hiện với học sinh;

(2) Người tham gia thực hiện;

(4) Biện pháp thực hiện theo từng nội dung;

(5) Điều kiện thực hiện của từng nội dung;

(6) Kế hoạch nuôi và dạy học sinh (đối với các trường bán trú);

(7) Kết quả mong đợi.

Kế hoạch giáo dục học sinh phải được xây dựng dựa trên ưu thế về thể chất, trí tuệ, ngơn ngữ, khuyết tật của từng trẻ, phải phù hợp với nhu cầu của từng học sinh và gia đình học sinh, phù hợp với thực tiễn giáo dục.

1.4.6.3. Bước 3: Nhà trường tiểu học phối hợp cùng các lực lượng giáo dục triển khai kế hoạch GDHN cá nhân cho học sinh

Sau khi kế hoạch giáo dục cá nhân được xây dựng, các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu trong kế hoạch được nhà trường, học sinh, giáo viên, phụ huynh, cơng địng và các nhà chuyên môn… thực hiện.

Đề thực hiện chi tiết, nhà trường chủ động chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm chủ, giáo viên bộ môn, nhân viên phối hợp với gia đình học sinh, nhà chuyên môn GDHN, cộng đồng,… để triển khai kế hoạch hòa nhập giáo dục cá nhân cho học sinh. Việc triển khai kế hoạch GDHN học sinh bao gồm:

(1) Tổ chức dạy học hòa nhập;

(2) Xây dựng vịng bè bạn;

(3) Xây dựng nhóm hỗ trợ cộng đồng.

1.4.6.4. Bước 4: Đánh giá kế hoạch GDHN cá nhân cho học sinh tự kỉ

Việc đánh giá kết quả giáo dục HSTK có một ý nghĩa rất lớn giúp học sinh phát triển. Qua đánh giá thấy được mặt tích cực, mặt mạnh mà học sinh đạt được trong quá trình giáo dục, đồng thời cũng phản ánh những hạn chế mà học sinh còn gặp phải. Dựa trên kết quả đánh giá của cá nhân từng học sinh mà mỗi lực lượng giáo dục, đặc biệt là nhà trường tiểu học có những biện pháp cụ thể giúp học sinh phát triển. Những nội dung đánh giá bao gồm:

(1) Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức;

(2) Đánh giá rèn luyện kỹ năng;

(3) Đánh giá thái độ.

Quá trình GDHN HSTK phải hướng tới đạt được các mục đích:

điều kiện thuận lợi cho HSTK được tham gia học cùng học sinh bình thường ở các trường, lớp.

- GDHN là cơ hội để trẻ bình thường và TTK hiểu đúng giá trị của nhau, xóa bỏ sự cách biệt mặc cảm, xa lánh để học sinh có trách nhiệm với nhau hơn.

- Giúp HSTK được học tại nơi mình sinh sống cùng gia đình, khơng có sự tách biệt mơi trường sống vì trường tiểu học có trách nhiệm tiếp nhận tồn bộ trẻ của địa phương nơi trường đóng khơng kể HSTK hay học sinh bình thường vào học.

- Giúp HSTK học được nhiều ở bạn, ở giáo viên và ở nhà trường.

- Thông qua lớp học hòa nhập giúp cho mọi học sinh được phát triển tồn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, tiếp tục hình thành những yếu tố của nhân cách.

- GDHN cịn đóng vai trị giúp HSTK được can thiệp sớm và hỗ trợ gia đình HSTK trong cơng tác can thiệp.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong một mơi trường bình thường, tạo cho mọi học sinh có cơ hội được hưởng sự giáo dục bình đẳng.

- Tạo sự hợp tác giữa gia đình, cộng đồng và nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)