Các yếu tố ảnh hƣởng quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 55)

tự kỷ

1.6.1. Cơ sở vật chất của trường tiểu học

CSVC- trang TBDH là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học và chỉ được phát huy có hiệu quả khi nó thật sự trở thành nhân tố của quá trình giáo dục, địi hỏi phải phù hợp với nhân tố về mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Để HSTK có thể tự tìm kiếm, phát hiện và huy động các giác quan vào quá trình chiếm lĩnh các kiến thức và tham gia tích cực vào các hoạt động thực tiễn nhằm hình thành các kỹ năng, hành vi hịa nhập cần có các điều kiện về CSVC và TBDH như phịng học, bàn ghế, thư viện, sách, tạp chí, phương tiện nghe nhìn, sân trường, bồn hoa, cây cảnh…

1.6.2. Nguồn lực tài chính

Để triển khai GDHN cho HSTK có hiệu quả, cần phải tiến hành song song với việc lồng ghép giảng dạy trên lớp và tổ chức các HĐGDNGLL; tổ chức tốt việc tập huấn; đầu tư mua sắm TBDH; làm tốt việc xây dựng cảnh quan trường học thân thiện với học sinh tự kỉ, mơi trường xanh- sạch- đẹp,… địi hỏi phải có nguồn kinh phí rất lớn. Trong tình hình ngân sách dành cho giáo dục cịn khó khăn như hiện nay, ngoài ngân sách của Nhà nước đầu tư cần huy động sự đóng góp của các tổ chức, của gia đình và tồn thể cộng đồng thơng qua việc ủng hộ kinh phí, hỗ trợ phương tiện hay tham gia tổ chức hoạt động cho học sinh tự kỉ.

1.6.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội

Mơi trường văn hóa - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả lồi người trong q trình sống. Giữa mơi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.

tinh thần vô giá, là cái nôi ni dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Vì vậy, mơi trường văn hóa - xã hội có vị trí vai trị cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trong đó có cơng tác GDHN.

1.6.4. Văn bản pháp quy về giáo dục hòa nhập

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDHN, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản tạo điều kiện cho hoạt động GDHN trong hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng.

Kết luận chƣơng 1

GDHN được quan niệm là hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có HSTK, có cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục, với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống, nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội. HSTK được giáo dục trong môi trường giáo dục phổ thơng theo chương trình chung được điều chỉnh, bảo đảm điều kiện cần thiết để phát triển đến mức cao nhất khả năng của học sinh.

Quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh tự kỉ ở trường tiểu học của Phòng GD&ĐT là tác động có mục đích, có kế hoạch trong việc sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, nguồn lực, hoạt động và cơ hội để nhà trường tiểu học thực hiện hoạt động GDHN một cách có hiệu quả.

Quản lý hoạt động GDHN ở trường tiểu học của Phòng GD&ĐT bao gồm: (1) Lập kế hoạch hoạt động GDHN;

(2) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN; (3) Chỉ đạo, giám sát thực hiện hoạt động GDHN; (4) Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN;

(5) Quản lý CSVC hỗ trợ cho hoạt động GDHN;

(6) Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ GV tham gia hoạt động GDHN; (7) Quản lý phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động GDHN.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDHN học sinh tự kỉ gồm: CSVC trang thiết bị; Nguồn lực tài chính; Đặc điểm văn hóa xã hội; Văn bản pháp quy về GDHN.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP HỌC SINH TỰ KỶ TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC

HUYỆN TAM NÔNG - TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDHN HSTK tại các trường tiểu học huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ, tác giả tiến hành khảo sát thực tiễn, đánh giá thực trạng hoạt động GDHN HSTK và quản lý hoạt động này tại các trường tiểu học trên địa bàn Huyện trong một số năm học gần đây (từ năm học 2012-2013 đến năm học 2016-2017).

2.1.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDHN HSTK tại các trường tiểu học huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ với 04 nội dung:

(1) Thực trạng nhận thức của CBQL, GV các trường tiểu học huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ về tầm quan trọng của hoạt động GDHN HSTK;

(2) Thực trạng hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh tự kỷ tại các trường tiểu học huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ;

(3) Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh tự kỷ tại các trường tiểu học huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ;

(4) Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh tự kỷ tại các trường tiểu học huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ.

2.1.3. Đối tượng khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát 282 cán bộ quản lý và giáo viên của 20/20 trường Tiểu học và đội ngũ lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Cụ thể:

Bảng 2.1. Đối tượng khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDHN HSTK tại các trường tiểu học huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ

TT Đối tượng SL Ghi chú

1 Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT

2 01 Lãnh đạo, 01 chuyên viên phụ trách Tiểu học

2 CBQL 60 01 đa ̣i diê ̣n Ban giám hiệu và 02

tổ trưởng/ 1 trường

2.1.4. Công cụ khảo sát

Bộ công cụ sử dụng để khảo sát thực trạng gồm: các biểu mẫu thống kê để thu thập số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu; các phiếu thăm dị ý kiến để tìm hiểu về nhận thức, ý kiến đánh giá và ý kiến đóng góp về các nội dung của vấn đề nghiên cứu (Phụ lục).

2.1.5. Phương pháp khảo sát

2.1.5.1. Phương pháp điều tra giáo dục

Sử dụng các bảng hỏi với các câu hỏi đề cập đến mức độ nhận thức của CBQL, GV các trường tiểu học huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ về tầm quan trọng của hoạt động GDHN HSTK; mức độ nhận thức và kết quả thực hiện của hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh tự kỷ; mức độ nhận thức và kết quả thực hiện quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh tự kỷ; và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh tự kỷ tại các trường tiểu học huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ.

2.1.5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Để khai thác sâu hơn các thông tin cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý và giáo viên những vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập học sinh tự kỷ tại các trường tiểu học huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ.

2.1.6. Quy trình khảo sát

Thu thập các số liệu thống kê: Do phạm vi nghiên cứu trên địa bàn huyện Tam Nông nên tác giả đã sử dụng nguồn số liệu thống kê của Phịng GD&ĐT huyện Tam Nơng- tỉnh Phú Thọ.

Nghiên cứu tài liệu, văn bản lưu trữ tại các trường Tiểu học liên quan đến công tác quản lý hoạt động GDHN HSTK;

Nghiên cứu hồ sơ chuyên môn của tổ chuyên môn, của GV liên quan đến công tác quản lý hoạt động GDHN HSTK;

Khảo sát bằng việc trao đổi trực tiếp với CBQL và GV: Thơng qua nói chuyện, trao đổi để làm rõ hơn, thu thập thêm thông tin phục vụ việc nghiên cứu.

2.1.7. Xử lý kết quả

liệu để phân tích, so sánh, đánh giá, xây dựng các bảng biểu... phục vụ việc nghiên cứu bằng phần mềm Excel.

Các cơng thức thống kê tốn học được sử dụng là:

- Tính phần trăm: Cơng thức: n m.100 %

Trong đó: m là số lượng khách thể trả lời vấn đề nghiên cứu n là tổng số khách thể trả lời nghiên cứu.

- Tính tổng điểm của mỗi ý: M1 x 4+M2x 3 +M3x 2 + M4 x 1= Trong đó: M1 là mức cao nhất, M4 là mức nhỏ nhất.

4,3,2,1 là mức điểm tương ứng. - Tính trung bình chung: Cơng thức: TTB=

Trong đó: n1, n2 là tổng điểm của các ý trả lời Z là tổng số ý trả lời

2.2. Khái quát về giáo dục Tiểu học huyện Tam Nông- tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của huyện Tam Nông

Tam Nông là huyện miền núi nằm về phía Đơng Nam của tỉnh Phú Thọ, với tổng diện tích tự nhiên 15 nghìn ha, đơn vị hành chính gồm 19 xã, 1 thị trấn. Thị trấn Hưng Hóa là trung tâm huyện Tam Nơng cách trung tâm tỉnh Phú Thọ (thành phố Việt Trì) 30 km, cách thành phố Hà Nội đúng nửa dịng sơng. Huyện có đường Quốc lộ 32, 32A và 32C chạy qua. Do nằm ở vị trí tiếp giáp với thành phố Hà Nội, tỉnh Hịa Bình nên huyện có nhiều thuận lợi trong lưu thơng hàng hoá, phát triển kinh tế và có nhiều lợi thế để trở thành huyện công nghiệp của tỉnh Phú Thọ.

- Về điều kiện tự nhiên

Địa hình: Địa hình chung của huyện Tam Nông đồi trung du bán bình nguyên, hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đặc điểm kiến tạo tự nhiên của huyện hình thành nên 3 tiểu vùng khác nhau: Tiểu vùng núi thấp, đồi cao độ dốc lớn, nằm ở phía Tây Nam huyện nơi giáp ranh với huyện Yên Lập và huyện Thanh Sơn, tập trung ở các xã: Tề Lễ, Xuân Quang, Cổ Tiết, Thọ Văn, Dị Nậu; tiểu vùng đồi thấp nằm ở phía Tây của huyện tiếp giáp với huyện Thanh Ba, Cẩm Khê tập trung ở các xã: Hương Nha, Thanh Uyên, Hiền Quan, Văn Lương, Tứ Mỹ, Quang Húc; tiểu vùng đồng bằng ven Sông Hồng, phân bố dọc theo bờ Sông Hồng,

và sông Lô là vùng đất phù sa, tương đối bằng phẳng, có nhiều đầm hồ, tập trung các xã: Thọ Văn, Dậu Dương, Thượng Nơng, Tứ Mỹ.

Đất đai: Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 15.nghìn ha, được phân chia theo các loại cơ cấu sử dụng đất như sau: Đất nơng nghiệp 11.nghìn ha (gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hằng năm, đất trồng lúa, đất cỏ dùng chăn nuôi, đắt trồng cây hằng năm khác, đất trồng cây lâu năm); đất lâm nghiệp 3.5 nghìn ha (gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phịng hộ); đất ni trồng thủy sản 0.6 nghìn ha; đất phi nơng nghiệp 0,5 nghìn ha.

- Về kinh tế: Thu ngân sách hằng năm trên địa bàn huyện thường đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên nguồn thu của huyện hằng năm chỉ đảm bảo được 19% tổng chi trên địa bàn, vì vậy ngân sách huyện chủ yếu là nguồn ngân sách từ cấp trên phân bổ.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Tam Nơng trung bình trong giai đoạn 2010 - 2015 là 8 %/năm, có năm đạt 13,7%; tổng giá trị sản xuất toàn ngành kinh tế năm 2015 đạt 2.219 tỷ đồng, tuy nhiên do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp nên mức tăng trưởng trên chưa đáp ứng được nhu cầu sử dựng các nguồn vốn của địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 20 triệu đồng, tăng 2,2 triệu đồng so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó, tỷ trọng cơ cấu kinh tế khu vực nơng nghiệp có xu hướng giảm, tỷ trọng khu vực công nghiệp - dịch vụ ngày càng tăng. Tỷ trọng các ngành trong các năm 2013, 2015, 2016 lần lượt là: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 63,8%; 54,98%; 42,98%. Công nghiệp, xây dựng: 14,7%; 17,82%; 22,48%. Dịch vụ: 21,5%; 27,2 %; 34,54% [11].

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được đặc biệt coi trọng. Tốc độ tăng trưởng khá, kết quả đạt được năm 2016 là 1025,7 tỷ đồng, so với năm 2010 tăng 3,8 lần. Các thành phần kinh tế phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng và quy mô; đã quy hoạch được 2 khu công nghiệp và 6 điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 7 làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

Trong những năm gần đây, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt kết quả khả quan trong đó có sự đóng góp quan trọng từ việc thu hút các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà

nước, nguồn vốn nước ngoài, nguồn vốn của doanh nghiệp và nguồn vốn trong nhân dân để đầu tư kết cấu hạ tầng đáp ứng mục tiêu xây dựng nông thơn mới nhằm hồn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thứ XXIX đề ra. Trong đó tập trung đầu tư các cơng trình giao thơng, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện, trạm y tế, các cơng trình văn hố xã hội, phục vụ dân sinh... Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2016 đạt 3.112 tỷ đồng.

- Về văn hóa – xã hội

Hoạt động văn hóa, thơng tin, thể dục, thể thao được tổ chức triển khai thực hiện với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của huyện. Trên địa bàn huyện hiện có 172/172 khu dân cư có nhà văn hóa, 20/20 đơn xã, thị trấn có điểm bưu điện văn háo xã. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" phát triển với nhiều hình thức phong phú.

- Tình hình giáo dục huyện Tam Nông

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng: Quy mô, mạng lưới trường lớp phát triển hợp lý đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong huyện. Tồn huyện có 62 trường, trong đó 03 trường trung học phổ thông 19 trường Trung học cơ sở, 20 trường tiểu học và 20 trường mầm non. Huyện đã duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được nâng cao, tính đến năm 2016, tồn huyện có 100% đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đạt trình độ chuẩn trở lên về chuyên môn, trên chuẩn là 65%. Chất lượng dạy và học trong các nhà trường được nâng lên. Trẻ em 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn đạt 99,8%; tỷ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày đạt 100%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hằng năm đạt 67,7%. Năm 2016, tồn huyện có 46/62 trường học đạt chuẩn quốc gia chiếm 74,2%.

Dân số, lao động và số hộ gia đình: Năm 2016, tồn huyện có 21.698 hộ gia đình với 78.218 người, trong đó có 48495 người trong độ tuổi lao động.

2.2.2. Khái quát về giáo dục tiểu học của huyện Tam Nông

2.2.2.1. Quy mô giáo dục tiểu học của huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ

Tồn cấp học có 18/20 trường học đạt Chuẩn mức độ I chiếm 90,0%. Quy mô trường lớp trong những năm qua tương đối ổn định, được thể hiện ở bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2. Tổng hợp các số liệu về quy mô giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ trong các trường tiểu học ở huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)