1.3. Dấu hiệu nhận biết và phân loại trẻ tự kỷ
1.3.5. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh/trẻ tự kỷ
Để có thể giáo dục được trẻ tự kỷ nhất thiết chúng ta phải bàn đến đặc điểm tâm lý của những trẻ đó. Những dấu hiệu tâm lý đặc trưng, chứ không phải các dấu hiệu bệnh lý từ góc độ tâm lý học lâm sàng, mới có thể là căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ khuyết tật, trong đó có trẻ tự kỷ.
Nếu căn cứ vào các dấu hiệu: không chỉ tay, khơng giao tiếp mắt… thì khơng thể lập được kế hoạch giáo dục mang tính điều chỉnh các rối loạn tâm lý thực có ở trẻ tự kỷ. Vậy rối loạn tâm lý thực có ở trẻ tự kỷ là gì?
Các cơng trình nghiên cứu về tự kỷ đã thay đổi rất nhiều trong 20 năm gần đây. Lúc đầu (khi người ta coi tự kỷ là một dạng của tâm thần phân liệt) người ta mơ tả người tự kỷ là người có hành vi bất thường và rối loạn. Họ là những người lo lắng khi cảm thấy mọi người khơng giống mình, khơng thể hiểu nổi. Nhưng dần dần các nhà tâm lý cho rằng người tự kỷ có một số rối loạn đặc trưng, nhưng phần lớn hành vi của họ vẫn nằm trong tuyến phát triển bình thường. Các nhà tâm lý xem tự kỷ là dạng tổn thương phát triển. Hơn nữa các nhà tâm lý đều khẳng định trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng gặp khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa của bức tranh và các đối tượng khác nhau, nhưng chúng không được coi là tự kỷ. Sự khác biệt rõ nét là trẻ tự kỷ không hiểu ký hiệu ở mức độ tương ứng với tuổi trí tuệ của mình.
Người tự kỷ đặc trưng bởi sự phát triển phiến diện. Giao tiếp, tương tác xã hội, tưởng tượng là các bình diện tâm lý rối loạn nhiều nhất. Đây là nhận định của K.Gilbert và T. Piters (nhà tâm lý học Bỉ) và học đã đưa ra thuật ngữ “Hội chứng q thực”.
Có nhiều ví dụ cho thấy sự khó khăn của trẻ tự kỷ trong việc hiểu hành vi của người bình thường. Người tự kỷ đối chiếu từng dạng hành vi của con người với từng tình huống, cố gắng hiểu các chi tiết trong tình huống đó và điều khiển hành vi của mình cho dễ hiểu đối với mọi người trong xã hội. Nhưng tính đa dạng và khơng thuần nhất trong hành vi con người trở nên quá khó hiểu đối với họ.
Người tự kỷ phát âm máy móc các từ mà không chú ý đến nghĩa của từ. Việc sử dụng từ ngữ của người tự kỷ vẫn nằm trong quy luật phát triển ngơn ngữ bình thường, nhưng người tự kỷ không vượt xa hơn mức độ ngôn ngữ tiếng vọng.
trưng. Trẻ tưởng tượng, hát, nói chuyện bằng điện thoại đồ chơi. Những cái trẻ tạo ra khi đó là một thế giới hồn tồn khác, thế giới tưởng tượng, cái ln tồn tại song song với thế giới thực. Trong thế giới tưởng tượng đó trẻ là diễn viên. Khi trẻ được 24 tháng tuổi, trị phát triển cao hơn và thốt ly thực tế hơn: con búp bê trở thành vật sống, trẻ tưởng tượng con búp bê biết hát. Người tự kỷ không đạt được mức độ phát triển mà ở đó trị chơi tưởng tượng xuất hiện, nếu có thì cũng rất khó khăn. Họ luôn là người quá thực tế. Từ 18 -24 tháng, về mặt tư duy, trẻ tự kỷ khám phá hiện thực khách quan ở mức độ thấp. Chúng thường tìm cảm giác thị giác và thính giác bằng cách gõ liên tục vào trống hoặc mắt kính hoặc lăn bánh xe trên đồ chơi. Trẻ bình thường cũng làm như vậy nhưng ở độ tuổi nhỏ hơn nhiều.
A.M. Leslie,1983; U.Frith, 1989 (nhà tâm lý học Anh) cho răng người tự kỷ có mức độ phát triển trí tuệ cao có thể hiểu: hiện thực khách quan được diễn tả bằng ngôn ngữ (ngôn ngữ là ký hiệu của hiện thực khách quan), nhưng họ rất khó khăn trong việc biết: ngơn ngữ khơng thể hiểu kiểu nhìn chi tiết đồ vật, ngơn ngữ là thế giới không thật, thế giới đó được giải mã bằng xảo thuật tìm “ý nghĩa từng chi tiết” trong hệ thống ký hiệu. Để lĩnh hội năng lực tưởng tượng nhất thiết phải vượt qua giới hạn tri giác chi tiết đồ vật. Dạng tư duy của người tự kỷ bị giới hạn bởi tri giác chi tiết từng đồ vật. Sự khiếm khuyết về tưởng tượng thật sự có ảnh hưởng lớn. Người tự kỷ là người quá thực trong thế giới những người siêu thực.