Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính giải pháp tái cấu trúc tài chính tổng công ty thép việt nam – ctcp (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DN

1.1 Lý luận chung về tài chính doanh nghiệp và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

1.1.2.3.3 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn

Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn dạng được khởi xướng bởi Kraus và Litzenberger (1973) và tiếp tục được phát triển bởi nghiên cứu của Myers (1977) và các cơng trình nghiên cứu khác. Kraus và Litzenberger đã đưa ra nhận xét rằng cấu trúc vốn tối ưu phản ánh sự đánh đổi giữa lợi ích về thuế của nợ vay và chi phí phá sản. Theo Myers

18

(1977), một DN tuân theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn sẽ thiết lập một tỷ lệ nợ mục tiêu và dần dần điều chỉnh về mức mục tiêu đó. Tỷ lệ nợ mục tiêu này được quyết định dựa trên sự cân bằng lợi ích đưa lại từ lá chắn thuế và chi phí phá sản. Khi kết hợp hai yếu tố tác động của thuế và chi phí khó khăn tài chính trong lý thuyết đánh đổi, giá trị của DN được xác định như sau:

Giá trị thị trường của DN có sử dụng nợ = Giá trị thị trường của DN không vay nợ + Giá trị hiện tại của lá chắn thuế -

Giá trị hiện tại của chi phí khó khăn tài chính Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn chỉ ra rằng khi DN tăng hệ số nợ thì chi phí khó khăn tài chính gia tăng do tăng xác suất phá sản DN. Đến một điểm nào đó, giá trị tăng lên của lá chắn thuế từ lãi vay sẽ được bù trừ bởi chi phí phá sản kỳ vọng. Ở điểm này, giá trị của DN bắt đầu giảm và chi phí sử dụng vốn bình quân của DN sẽ bắt đầu tăng khi DN vay thêm nợ. Lúc này lợi ích của tấm lá chắn thuế khơng đủ bù đắp cho chi phí khó khăn về tài chính.

Hình 1.2: Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Lý thuyết đánh đổi cũng cho rằng các DN có khả năng gặp khó khăn tài chính cao hơn sẽ sử dụng nợ vay ít hơn các cơng ty ít rủi ro phá sản. Chính vì vậy, trong điều kiện các yếu tố khác tương đồng, DN có biến động về lợi nhuận trước lãi vay và thuế cao thường đi vay với tỷ lệ thấp.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính giải pháp tái cấu trúc tài chính tổng công ty thép việt nam – ctcp (Trang 27 - 28)