CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DN
2.5 Đánh giá chung về thực trạng cấu trúc tài chính của Tổng Cơng ty Thép Việt Nam
2.5.3.1 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, quan điểm của ban lãnh đạo doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động, tỷ lệ nợ phải trả của DN chiếm tỷ trọng đến 56,65% trong tổng nguồn vốn. Trong đó, có đến 32,27 % là vốn vay trong tổng nguồn vốn, BĐH doanh nghiệp ưu tiên sử dụng vốn nợ một mặt nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn còn thiếu hụt, mặt khác nhằm kỳ vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hoặc thu nhập trên cổ phần. Tuy nhiên, việc sử dụng địn bẩy tài chính khơng phải lúc nào cũng đem lại kết quả tích cực cho chủ sở hữu, trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn và tài sản không hiệu quả, việc sử dụng vốn vay sẽ càng khiến doanh nghiệp lỗ càng thêm lỗ.
Bên cạnh đó, các DN trong tổng cơng ty chưa có chiến lược trong việc hoạch định cấu trúc tài chính hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng giá trị DN. Hoạt động huy động vốn trong các DN vẫn cịn mang tính tự phát chưa có kế hoạch dài hạn. Khi có nhu cầu vốn đầu tư, hoặc sản xuất kinh doanh mới bắt đầu tìm kiếm nguồn vốn. Nhu cầu vốn của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào vay nợ dẫn đến thiếu ổn định và rủi ro cao.
Thứ hai, biện pháp khai thác nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn chưa phù hợp
Đối với các khoản nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nợ phải trả và trong tổng nguồn vốn. Trong đó, chủ yếu là nợ vay lên đến hơn 54%, chiếm dụng vốn khoảng 25%. Như vậy, việc sử dụng vốn vay ngắn hạn khiến doanh nghiệp phải chịu chi phí lãi vay lớn. Bên cạnh đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao,
100
TSNH chiếm tỷ trọng thấp, vì vậy, TSDH đang phải bù đắp cho các khoản nợ ngắn hạn của DN.
Đối với các khoản nợ dài hạn: Nợ dài hạn được huy động chủ yếu từ nợ vay, mặc dù có phát hành trái phiếu và nợ thuê tài chính song tỷ trọng rất thấp. Khoản vay dài hạn của Vnsteel chủ yếu đến từ Công ty Gang thép Thái Nguyên để đầu tư cho “Dự án Tisco2”, tuy nhiên không đem lại hiệu quả. Từ đó, gây ra tình trạng mất cân đối dịng tiền của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, cũng như uy tín của DN đối với các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước.
Đối với vốn chủ sở hữu: Là doanh nghiệp Nhà nước sở hữu lên đến 93,39% vốn điều lệ, giai đoạn 2017-2021, Nhà nước khơng thực hiện rót thêm vốn trong thời gian qua. Vì thế, Vốn chủ sở hữu của DN tăng lên chủ yếu đến từ lợi nhuận của doanh nghiệp, vì thế, tốc độ tăng của VCSH nhìn chung có tăng trưởng chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, vì thế buộc DN phải huy động thêm vốn nợ từ bên ngoài.
Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn tồn tổng cơng ty chưa cao
Đáng nhắc đến là 2 khoản đầu tư dài hạn có giá trị lớn của VnSteel tại Tisco - tỉ lệ 65% và VTM - tỉ lệ 46,85%.
- “Dự án Tisco2” của Công ty Gang thép Thái Nguyên vẫn chưa thể hoàn thành sau hơn 14 năm thực hiện, số vốn tăng thêm đến 4.200 tỷ đồng, trong khi số vốn ban đầu chỉ đạt 3.800 tỷ đồng. Như vậy, cho đến thời điểm cuối năm 2021, tổng dư nợ gốc, lãi vay ngân hàng phải trả của dự án hiện nay là 3.900 tỷ đồng. Doanh nghiệp phải chịu mức lãi hàng năm lớn, trong khi dự án vẫn dậm chân tại chỗ, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của DN.
- Đối với “Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Dự án nhà máy Gang thép Lào Cai” của công ty VTM được cấp phép từ năm 2007 thời hạn đến hết năm 2020. Song VTM chưa triển khai đầu tư dây chuyền cán thép theo đúng giấy chứng nhận đầu tư dẫn đến không đủ điều kiện gia hạn theo quy định. Dự án Nhà máy Gang thép Lào Cai thuộc diện các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công thương dẫn đến Nhà máy Gang thép Lào Cai đã tạm dừng hoạt động do khơng có quặng sắt để sản xuất.
101
Bên cạnh đó, việc thối vốn tại các đơn vị kinh doanh kém hiệu quả để tập trung nguồn vốn cho hoạt động SXKD chính gặp khó khăn và khơng đạt kế hoạch do Vnsteel chưa được cơ quan có có thẩm quyền hồn thành quyết tốn cổ phần hóa. Cho đến nay, Vnsteel thối vốn thành cơng khỏi 9 đơn vị, trong đó vẫn chưa hồn thồn thối vốn tại 5 đơn vị do những công ty này đã được TVN chào bán cho cả thành viên hiện hữu và nhà đầu tư bên ngồi nhưng đều khơng thành cơng do điều kiện chào bán khơng thuận lợi. Vì vậy, kéo theo sự sụt giảm vốn chủ sở hữu tồn tổng cơng ty do thu lỗ kéo dài.
Thứ tư, quy mô của các doanh nghiệp trong tổng cơng ty cịn hạn chế, năng lực tài chính thấp và hoạt động kém hiệu quả
Ngành thép là ngành sản xuất cơng nghiệp địi hỏi vốn đầu tư lớn song có đến 9/14 cơng ty con của TCT Thép Việt Nam-CTCP có quy mơ sản xuất được đánh giá ở mức tương đối thấp (dưới 200 tỷ đồng). Quy mô nhỏ là trở ngại cho hoạt động kinh doanh của DN dẫn đến việc DN không đủ năng lực tài chính để đầu tư sản xuất, các DN gia công đem lại giá trị rất thấp. Việc khơng có khả năng đầu tư các thiết bị hiện đại dẫn đến chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm thấp,..từ đó gây ra những bất lợi trong việc cạnh tranh, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ năm, việc đa dạng hóa các kênh huy động nợ cịn hạn chế do thói quen sử dụng nợ vay của ngân hàng còn phổ biến.
Khi có nhu cầu tài trợ về vốn, các DN nói chung và Vnsteel nói riêng thường ưu tiên chọn hình thức vay vốn từ NH rồi mới xem xét đến các hình thức khác. Tuy nhiên, điều này cũng xuất phát từ nguyên nhân mang tính khách quan do thị trường cho thuê tài chính và thị trường trái phiếu Việt Nam còn chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn hữu dụng đối với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong tổng cơng ty nhìn chung đều có quy mơ nhỏ vì thế sẽ gặp phải những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn vay dài hạn.