CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DN
3.1 Bối cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước
3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội trên thế giới
Giai đoạn 2017-2021, nền kinh tế thế giới chịu những tác động tiêu cực từ thương mại Mỹ-Trung (2018), chiến tranh thương mại Hàn-Nhật (2019), đặc biệt dịch Covid- 19 (11/2019) xuất hiện đã gây nên những khủng hoảng về tài chính, tồn bộ nền kinh tế nhìn chung đều trững lại,… Nếu như giai đoạn 2017-2018 tăng trưởng kinh tế toàn cầu ước đạt lần lượt ở mức: 3,7%, 3,8% thì đến năm 2019, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,9%. Năm 2020 đã chứng kiến xu hướng suy giảm mạnh mẽ của hầu hết các nền kinh tế trên toàn cầu, phần lớn các nền kinh tế đều tăng trưởng âm ( trung bình ở mức -3,2%), ngoại trừ Trung Quốc, Ai Cập, Việt Nam. Năm 2021, nền kinh tế đã dần hồi phục sau đại dịch, tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,5%. Bên cạnh đó, lạm phát thế giới có xu hướng tăng trong năm 2021 do sự hồi phục của nhu cầu sản xuất và tiêu dùng toàn cầu. Sự hồi phục của nhu cầu sản xuất và tiêu dùng toàn cầu cũng đẩy giá cả hàng hóa thế giới tăng.
Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB) tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ giảm đáng kể từ 5,5% năm 2021xuống 4,1% năm 2022 và 3,2% vào năm 2023. Đối với dự báo của IMF, Tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại từ mức ước tính 3,6% vào năm 2022 và 3,4% 2023. Sau năm 2023, tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ ở mức 3,3% trong trung hạn. Lý giải cho dự báo trên, IMF cho rằng, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khi liên tục xuất hiện những biến thể mới, bên cạnh đó, cuộc xung đột tại Ukraine sẽ khiến cho tăng giá hàng hóa do chiến tranh, áp lực giá ngày càng lớn đã dẫn đến dự báo lạm phát năm 2022 là 5,7% ở các nền kinh tế tiên tiến và 8,7% ở thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
3.1.2 Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước
Nền kinh tế Việt Nam mặc dù khơng nằm ngồi những tác động tiêu cực trên, song tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức triển vọng, cụ thể:
105
Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam và thế giới giai đoạn 2017-2021
(đvt: %)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2017-2018 ước đạt lần lượt: 6,7% và 7,08% - đây là mức tăng cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 trở lại đây. Năm 2019, bất chấp sự sụt giảm của tăng trưởng kinh tế thế giới song kinh tế VN vẫn tăng trưởng ở mức 7,02%. Năm 2020, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, nhưng tăng trưởng kinh tế của VN vẫn đạt 2,91% là một trong số những quốc gia hiếm hoi có mức tăng trưởng dương trong tồn bộ nền kinh tế. Năm 2021, mặc dù có sự hồi phục, song VN là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua.
Theo dự báo của NCIF, trong giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của VN đạt 6,3%/năm theo kịch bản cơ sở. Với kịch bản khả quan, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của VN sẽ đạt 6,8%/năm. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt 5,3% năm 2022, sau đó sẽ ổn định trở lại quanh mức 6,5%. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống mức 3,6%, nhưng tin rằng, tại Việt Nam, tiến trình phục hồi kinh tế sẽ mạnh lên từ việc thực thi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. IMF dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023…
6.7 7.08 7.02 2.91 2.58 3.7 3.8 2.9 -3.2 5.5 -4 -2 0 2 4 6 8
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
106
Mặc dù nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, song hầu hết các báo cáo của các tổ chức trong và ngoài nước như: World Bank, IMF, NCIF,…đều có nhận định chung rằng nhờ có tình hình chính trị ổn định, kinh tế VN sẽ nhanh chóng phục hồi và phát triển trở lại, đặc biệt, nhờ các cải cách về chính trị-kinh tế dịng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ tiếp tục tăng mạnh. Đây cũng là điểm tựa để các DN có thể hoạt động ổn định, tạo tiền đề tái cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh trong trong thời gian tới.
3.2 Quan điểm, định hướng về tái cấu trúc tài chính của Tổng Cơng ty Thép Việt Nam-CTCP
3.2.1 Phương hướng, mục tiêu của tái cấu trúc tài chính Tổng Cơng ty Thép Việt Nam
Mục tiêu tái cấu trúc của Vnsteel tập trung trên cả ba khía cạnh: Tái cấu trúc chiến lược, tái cấu trúc tài chính và tái cấu trúc hoạt động. Thực hiện tái cấu trúc trên cả ba trụ cột nhằm tạo ra những thay đổi căn bản về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN.
- Tái cấu trúc chiến lược:
Tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là sản xuất kinh doanh thép, khai thác quặng, đồng thời khai thác giá trị tài sản khác.
Tái định vị vai trị của cơng ty mẹ và các cơng ty thành viên. Hình thành các tổng cơng ty con chun mơn hóa.
- Tái cấu trúc tài chính:
Tăng vốn chủ sở hữu thơng qua kêu gọi vốn góp từ các đối tác chiến lược, phát hành thêm cổ phiếu.
Giảm hệ số nợ trên VCSH.
Đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Thay đổi cấu trúc sở hữu trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. - Tái cấu trúc hoạt động:
107 Tăng trưởng doanh thu
Sắp xếp bộ máy nhân sự hợp lý Tăng cường quản trị doanh nghiệp.
3.2.2 Hoàn thành việc quyết tốn cổ phần hóa Tổng cơng ty Thép Việt Nam-CTCP
Hồn thành việc quyết tốn cổ phần hóa Tổng cơng ty Thép Việt Nam- CTCP sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Tổng cơng ty thực hiện thối vốn tại các cơng ty con. Mặc dù đã thối vốn khỏi 9 đơn vị song, TVN vẫn chưa thối vốn hồn tồn khỏi 5 đơn vị gồm CTCP Trúc Thôn, CTCP Thép Đà Nẵng, CTCP Tân Thành Mỹ và 2 công ty TNHH Ống thép Việt Nam và Ống thép Nippon Steel. Vì thế, TVN tiếp tục đẩu mạnh việc thối vốn hồn tồn khỏi 5 đón vị trên.
Bên cạnh đó, tập trung các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xử lý 02 dự án của Tisco và VTM, đây là 2 đơn vị trực thuộc TVN nằm trong danh mục 12 dự án doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả thuộc ngành Cơng thương. Đó là “Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án Tisco2)” do Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco) làm chủ đầu tư và “Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Dự án nhà máy Gang thép Lào Cai” do Cơng ty TNHH Khống sản và luyện kim Việt Trung (VTM) làm chủ đầu tư.
Triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch nhằm nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh của Tổng cơng ty. Đẩy nhanh tiến độ thối vốn của Tổng công ty tại các đơn vị theo kế hoạch đề ra. Phấn đấu hoàn thành cơng tác quyết tốn cổ phần hóa Tổng cơng ty, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.
3.2.3 Xây dựng một Tổng cơng ty có cơ cấu hợp lý, tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính
Xây dựng Tổng công ty thành doanh nghiệp mạnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thép; các vật tư, thiết bị liên quan đến ngành thép có qui mơ lớn, có trình độ cơng nghệ cao, quản lý hiện đại và chun mơn hóa sâu theo ngành kinh doanh chính, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ và nghiên cứu phát triển; không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng cơng ty, góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước;
108
- Tạo ra các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có tiềm lực lực tài chính lớn và chuyên ngành mạnh trên cơ sở cơ cấu lại các doanh nghiệp theo hướng tập trung nguồn lực và chun mơn hóa sâu theo ngành kinh doanh chính, cụ thể: VNSTEEL sẽ xây dựng Công ty Thép Miền Nam làm đơn vị cốt lõi nhằm phát triển thị trường, giữ vững thị phần thép chữ V khu vực phía Nam và xuất khẩu để tiếp tục gia tăng sản lượng và bù đắp sản lượng thiếu hụt. Dự kiến giai đoạn 2020 đến 2025 sẽ tăng sản lượng thép chữ V khoảng 1,5-2,0 triệu tấn/năm bằng hình thức đầu tư nhà máy mới, hoặc mua bán sáp nhập với Modul công suất luyện cán thép 1,0 – 1,5 triệu tấn/năm với công nghệ tiên tiến hiện đại, thân thiện với mơi trường.
- Để duy trì cơng suất, Tổng công ty sẽ phải bổ sung công suất thiếu hụt này bằng hình thức đầu tư dự án mới, hoặc mua bán sáp nhập Cơng ty sản xuất Thép để duy trì mức sản lượng, tăng sức cạnh tranh.
- Tạo ra các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn, vốn nhà nước ngày càng tăng, hoạt động hiệu quả, tận dụng tối ưu nguồn lực và có tính cạnh tranh cao;
- Giảm bớt đầu mối, chun mơn hóa cao nhằm tránh cạnh tranh nội bộ và nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành; ứng dụng quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế.
3.2.4 Kế hoạch kinh doanh đến năm 2026
Mục tiêu chủ yếu:
- Sản phẩm thép: củng cố, duy trì thị phần hiện có của sản phẩm, phấn đấu đa dạng hóa sản phẩm chất lượng cao, nắm bắt cơ hội tăng trưởng và xuất khẩu.
- Tiếp tục hoàn thiện xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu tập trung để thiết lập và củng cố hình ảnh Vnsteel với tư cách là công ty mẹ của hệ thống Tổng công ty, tiến tới xây dựng thương hiệu Vnsteel trở thành thương hiệu quốc gia, góp phần nâng cao giá trị doanh nghiệp.
- Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống phân phối mạnh với độ bao phủ khắp trên phạm vi toàn quốc, từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
109
- Đẩy mạnh công tác tái cơ cấu danh mục một số đơn vị giai đoạn 2021-2022 tạo nguồn lực đầu tư vào các đơn vị cốt lõi và thiết lập bộ máy quản trị hiệu quả, đáp ứng các chuẩn mực hiện đại. Tăng cường các giải pháp quản trị để có được vị thế là một trong những nhà sản xuất có chi phí thấp nhất cả nước. Nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ mới mang tính đột phá để tạo lợi thế cạnh tranh.
- Gia tăng giá trị doanh nghiệp, đạt được sự tích hợp quy mô và năng lực cạnh tranh quốc tế trên cơ sở đạt được lợi thế từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến.
Các mục tiêu phát triển bền vững (môi trường, xã hội và cộng đồng) và chương trình chính liên quan đến ngắn hạn và trung hạn của công ty:
- Các mục tiêu phát triển bền vững và chương trình liên quan đến ngắn hạn và trung hạn của công ty: Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới để tạo ra đột phá về hiệu quả vận hành và lợi thế cạnh tranh. Đầu tư nguồn lực thích đáng để áp dụng cơng nghệ sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả, giảm thiếu sự phát thải và thân thiện môi trường.
3.3 Giải pháp tái cấu trúc tài chính Tổng Cơng ty Thép Việt Nam 3.3.1 Tái cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp 3.3.1 Tái cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp
Thứ nhất, hồn thành quyết tốn cổ phần hóa Tổng cơng ty Thép Việt Nam - CTCP
Ngày 31/12/2009, Văn Phịng chính phủ đã ban hành cơng văn số 373/TB-VPCP về việc thông báo kết luận của Thủ tướng:” Đồng ý cổ phần hóa Cơng ty mẹ của Tổng cơng ty Thép Việt Nam, Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn Điều lệ”. Từ thời điểm đó đến nay, Nhà nước vẫn nắm giữ đến 93,93% vốn đầu tư của chủ sở hữu và khơng góp thêm vốn trong thời gian qua.
Ngày 18/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 552/QĐ-TTg về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa doanh nghiệp. Kể từ ngày 29/9/2011, Tổng cơng ty Thép Viêt Nam đã chính thức hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0100100047 do Sổ kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Như vậy, mặc dù đã được cổ phần hóa từ năm 2011 song đến nay, Vnsteel vẫn chưa hồn thành quyết tốn.
110
“Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án Tisco2)” do Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco) làm chủ đầu tư và “Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Dự án nhà máy Gang thép Lào Cai” do Cơng ty TNHH Khống sản và luyện kim Việt Trung (VTM) làm chủ đầu tư nằm trong trong danh mục 12 dự án doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới, Vnsteel cần tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xử lý 02 dự án trên để đảm bảo đủ điều kiện quyết toán cổ phần hóa của mình.
Thứ hai, Thối vốn tại các cơng ty con làm ăn không hiệu quả, không nằm trong chiến lược ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty.
Năm 2021, Vnsteel đặt mục tiêu thối vốn Cơng ty khỏi 9 đơn vị gồm CTCP Trúc Thôn, CTCP Thép Đà Nẵng, CTCP Đầu tư Xây dựng miền Nam, CTCP Tân Thuận, CTCP Tân Thành Mỹ, CTCP Cơ điện luyện kim Thái Nguyên; cùng các công ty TNHH như Ống thép Nippon Steel & Sumikin Việt Nam, Tây Đô, và Ống thép Việt Nam. Tuy nhiên vẫn chưa thối vốn hồn tồn khỏi 5 đơn vị.
Vnsteel cần hồn tất thối vốn tại 5 cơng ty còn lại theo kế hoạch năm 2021 đã đặt ra bao gồm: CTCP Trúc Thôn, CTCP Thép Đà Nẵng, CTCP Tân Thành Mỹ và 2 công ty TNHH Ống thép Việt Nam và Ống thép Nippon Steel. Bên cạnh đó, có thể thực hiện việc thối vốn tại một số doanh nghiệp khơng hiệu quả (danh sách chi tiết tại phụ lục III). Tuy nhiên, việc thoái vốn tại các doanh nghiệp làm ăn khơng hiệu quả có thể thực hiện được hay khơng cịn phụ thuộc vào điều kiện thị trường mà điều này thì khơng nằm trong vịng kiểm soát của TCT. Vnsteel muốn bán phần vốn Nhà nước tại các Công ty con cho các nhà đầu tư thì nhà đầu tư phải biết các thơng số tài chính liên quan như về giá trị tài sản, về dịng tiền mặt có thể sinh ra từ các khoản vốn này… Vì vậy, cần phải cung cấp thơng tin minh bạch, chính xác cho các nhà đầu tư quan tâm.
Triển khai thối vốn của Tổng cơng ty tại Công ty gang thép Thái Nguyên (TISCO) mà Vnsteel đang nắm giữ theo như quyết định số 1468/2017 của Thủ tướng Chính phủ, phương án xử lý ưu tiên đối với Tisco II là thực hiện thoái vốn của TCT Thép Việt Nam tại TISCO theo lộ trình được phê duyệt từ 65% xuống dưới 30%. Trọng tâm là triển khai thực hiện phương án thoái vốn theo 2 trường hợp:
111
(1) Giải quyết xong tranh chấp hợp đồng EPC và giải chấp được bảo lãnh của Vnsteel với ngân hàng;
(2) Trường hợp không giải quyết được hai vướng mắc này, báo cáo TCT Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Thứ ba, Mua thêm cổ phần để đảm bảo tỷ lệ sở hữu chi phối của TCT tại một số công ty con làm ăn hiệu quả.
Ngoài các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả cần phải thoái vốn ở trên. Rất