CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DN
1.2 Tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
1.2.3.1 Tái cấu trúc nợ
Tái cấu trúc nợ là việc thay đổi quy mơ, kết cấu các khoản nợ cũng như hình thức thanh toán nợ của DN. Tái cấu trúc nợ thường diễn ra khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính dẫn đến mất khả năng thanh tốn các khoản nợ tới hạn. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đang hoạt động tốt, tái cấu trúc nợ vẫn có thể diễn ra, ví dụ doanh nghiệp có thể
32
thay thế khoản nợ hiện hành với lãi suất cao sang khoản nợ có lãi suất thấp hơn nhằm giảm chi phí sử dụng nợ vay.
Tùy thuộc vào thực trạng của từng DN cần có những có những hành động tái cấu trúc nợ một cách phù hợp, khi đó, DN có thể thực hiện tái cấu trúc nợ bằng những phương pháp sau:
- Đàm phán giảm lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ, đảo nợ: các biện pháp này thường
áp dụng đối với các DN đang gặp khó khăn trước mắt, khơng thể đảm bảo nghĩa vụ nợ của mình.
+ Đàm phán giảm, miễn lãi suất: là việc bên cho vay cho phép bên đi vay giảm lãi suất hoặc chỉ phải thanh toán vốn gốc ban đầu, điều này giúp cho bên đi vay giảm được số tiền cần thanh toán với bên cho vay, hỗ trợ việc thanh toán cho bên vay nợ.
+ Khoanh nợ: là hình thức mà bên cho vay “hỗn” các khoản nợ với bên đi vay, nghĩa là bên đi vay không phải trả lãi trong một khoảng thời gian nhất định, hết khoảng thời gian cho phép bên đi vay phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nợ của mình như trong hợp đồng vay nợ đã ký kết trước đó.
+ Giãn nợ: là hình thức mà bên cho vay vừa thực hiễn hỗn nợ vừa kéo dài thêm thời gian trả nợ cho bên đi vay. Ở một vài trường hợp, các khoản nợ của DN có thể được đàm phán để thay đổi từ nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn.
+ Đảo nợ: là hình thức “vay để trả nợ” nghĩa là DN tiến hành vay một khoản nợ mới và đồng thời thanh tốn khoản nợ cũ. Hình thức này giúp DN cải thiện tình hình kinh doanh, vượt qua khó khăn tạm thời. Tuy nhiên, lạm dụng hình thức này có thể dẫn đến nợ xấu, nợ quá hạn.
Như vậy có thể thấy rằng, Đàm phán giảm lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ, đảo nợ chỉ là hình thức mang tính chất ngắn hạn để đảm bảo khả năng thanh tốn, tuy nhiên khơng tác động đến việc thay đổi cấu trúc tài chính DN dẫn đến không đạt được mục tiêu tái cấu trúc tài chính DN.
- Chuyển nợ thành vốn góp cổ phần: là việc chủ nợ tiến hành hốn chuyển tồn bộ
hoặc một phần giá trị khoản nợ vay thành phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Chủ nợ từ vai trò là người cho vay chuyển sang vai trò là chủ sở hữu, tham gia vào quá trình quản
33
lý, điều hành kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, hoạt động này giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng vay nợ, khả năng thanh tốn được cải thiện, tăng tính tự chủ tài chính và có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay mới, qua đó giúp doanh nghiệp từng bước cân đối tài chính, ổn định và phát triển kinh doanh.
- Đa dạng hóa hình thức huy động nợ: Hiện có nhiều hình thức vay nợ khác nhau
như nợ của nhà cung cấp, vay ngân hàng, vay cá nhân, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thuê tài chính. Mỗi phương thức vay nợ có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Tùy theo điều kiện kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nên thực hiện đa dạng hóa các nguồn tài trợ từ nợ vay nhằm phát huy tốt nhất ưu điểm của mỗi nguồn tài trợ.