Tổng quan ngành Thép Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính giải pháp tái cấu trúc tài chính tổng công ty thép việt nam – ctcp (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DN

2.1 Tổng quan ngành Thép Việt Nam

Theo báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), ngành thép ghi nhận sự tăng

trưởng tích cực cả về sản lượng và giá bán trong năm 2021 bất chấp những ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 và trong bối cảnh GDP cả nước tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm. Các doanh nghiệp thép đẩy mạnh xuất khẩu đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á.

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam sản phẩm thép của Việt Nam trong năm 2021 được xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trong trong khu vực cũng như thế giới. Đáng chú ý, ngoài tăng trưởng ấn tượng về sản lượng, cơ cấu thị trường xuất khẩu các sản phẩm thép Việt Nam cũng thay đổi và điều này cho thấy sự linh hoạt thích ứng của các doanh nghiệp thép Việt Nam.

Hình 2.1: Sản lượng thép giai đoạn 2017-2021 và dự báo tăng trưởng đến 2023

Nguồn: Báo cáo ngành thép năm 2021

Tính chung cả năm 2021, sản xuất thép ước đạt 33,29 triệu tấn, tăng 19,1% so với năm 2020. Sản lượng thép tiêu thụ toàn ngành đạt 30,8 triệu tấn tăng 32,5% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng xuất khẩu đạt 7,5 triệu tấn tăng 66%, tương ứng với tổng giá trị

42

xuất khẩu đạt 12 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử. Mảng tôn mạ tăng trưởng ấn tượng nhất với sản lượng toàn ngành 2021 đạt 6 triệu tấn tăng 52,5%, trong đó xuất khẩu chiếm 45%, tương đương 3,4 triệu tấn tăng 133%.

Biểu đồ 2.1:Thị phần tiêu thụ thép năm 2021

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên báo cáo ngành thép năm 2021

Riêng với thép xây dựng, dịch COVID-19 kéo dài nên nhiều cơng trình, và cơng trình dân dụng bị tạm thời hỗn lại đặc biệt tại khu vực phía Nam dù được tái khởi động trở lại, nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn. Tính chung cả năm 2021, thép xây dựng tiêu thụ giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, nếu tính riêng lượng tiêu thụ trong nước năm 2021 thì giảm 11% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, xuất khẩu thép xây dựng năm 2021 lại tăng mạnh, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Chiếm tỷ trọng lớn là Tập đồn Hịa Phát và TCT Thép Việt Nam-CTCP.

Sản xuất tôn mạ kim loại và sơn phủ màu đạt hơn 5,95 triệu tấn, tăng 34,3% so với cùng kỳ 2020; tiêu thụ đạt hơn 5,3 triệu tấn, tăng 36,4% so với mức cùng kỳ 2020; trong đó xuất khẩu đạt 3.370.482 tấn, tăng 2,08 lần so với cùng kỳ năm trước. VSA nhận định, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu là một trong những ngành hàng duy trì được lượng xuất khẩu khá tốt, dẫn đến tổng lượng tiêu thụ tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2020.

Bên cạnh đó, hầu hết các DN hoạt động trong ngành thép năm 2021 đều có kết quả kinh doanh khả thi. Yếu tố chủ yếu giúp kết quả kinh doanh các doanh nghiệp ngành thép tăng trưởng đột biến là giá thép. Trong năm 2021 vừa qua, giá thép trên thị trường thế giới liên tục tăng mạnh, nhất là từ quý II/2021 do nhu cầu phục hồi và nguồn cung bị gián đoạn ở cả thép thành phẩm và ngun liệu thơ, qua đó giúp doanh thu tăng trưởng mạnh và biên lợi nhuận gộp được cải thiện.

32.6% 12.7% 6.8% 5.5% 3.9% 34.8% Thép Xây dựng

Hòa Phát VNSTEEL FOMOSA Vina Kyoei Pomina Khác

24.7% 15.5% 6.7% 6.1% 5.4% 41.6% Ống Thép

Hòa Phát Hoa Sen Minh Ngọc TVP Nam Kim Khác 8% 35,9 % 14,3 % 6,7% 17.4 % 17,6 % Tơn Mạ

Hịa Phát Hoa Sen Tôn Đông Á TVP Nam Kim Khác

43

Với sự phục hồi rõ rệt của ngành thép ở những tháng cuối năm, nhiều chuyên gia nhận định ngành thép sẽ cịn có triển vọng tích cực trong năm 2022 khi có làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Bằng việc bổ sung gói kích thích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tối đa gần 114 nghìn tỷ đồng, các doanh nghiệp ngành thép được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ làn sóng đầu tư cơng trong năm 2022 khi nền kinh tế có nhiều tín hiệu lạc quan để có thể quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng tốt khi dịch bệnh được kiểm soát.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính giải pháp tái cấu trúc tài chính tổng công ty thép việt nam – ctcp (Trang 51 - 53)