CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DN
1.2 Tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
1.2.5 Nghiên cứu thực nghiệm về tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp ở một số quốc gia
gia và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
1.2.5.1 Nghiên cứu thực nghiệm về tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp ở một số quốc gia
- Kinh nghiệm của Hàn Quốc:
Theo số liệu từ Thơng cáo báo chí và Federation of Korean Industries (FKI), nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc đã gặp nhiều khó khăn
37
trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 tại Đơng Nam Á, sau đó lan rộng ra các nước Đông Á. Trước những thách thức về kinh tế ngày càng tăng, Chính phủ Hàn Quốc phải thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế trên 4 lĩnh vực cơ bản là: (1) hệ thống ngân hàng, (2) hệ thống doanh nghiệp, (3) đổi mới khu vực công và (4) đổi mới thị trường lao động. Các biện pháp được áp dụng đã giúp Hàn Quốc vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á.
Hàn Quốc đã rất thành cơng trong q trình tái cấu trúc doanh nghiệp, những kinh nghiệm khi thực hiện tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ rất có ích cho Việt Nam. Bối cảnh thực hiện tái cấu trúc có nét tương tự với Việt Nam. Với áp lực gần như bắt buộc của quá trình tái cấu trúc, giải pháp và bước đi của Hàn Quốc là khá rõ ràng và có tính khả thi cao. Cụ thể:
- Chính phủ Hàn Quốc thơng qua các chính sách tạo điều kiện thực hiện chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp với các chính sách cụ thể về miễn và giảm thuế để khuyến khích thực hiện giao dịch sát nhập và mua lại giữa các doanh nghiệp, tập đồn, ban hành các chính sách ưu đãi nhằm tự do hóa đầu tư trực tiếp ngồi, nâng trần mức nắm giữ của ngân hàng từ 10% lên đến 15% vốn của doanh nghiệp.
- Các giải pháp quản trị doanh nghiệp và các biện pháp để bảo vệ quyền chủ sở hữu của những người nắm giữ cổ phần thiểu số và yêu cầu ít nhất 25% giám đốc độc lập được đưa ra, tiêu chuẩn lao động được thay đổi. Bên cạnh đó, tạo ra các tịa án phá sản chuyên dụng để hỗ trợ quá trình tái cấu trúc DN.
Các bước thực hiện:
- Thứ nhất, các doanh nghiệp, tập đồn có hệ số nợ cao được phép tham gia quá trình giám sát phá sản của tòa án;
- Thứ hai, thực hiện chương trình Cải cách cơ cấu vốn (CSIPs) đối với các tập đoàn lớn nhất là Hyundai, Samsung, Daewoo, SK và LG. Ngân hàng nhà nước, Ủy ban Giám sát tài chính và Văn phịng Tổng thống thực hiện giám sát các kế hoạch tái cơ cấu. Các tập đoàn này cần tập trung ngành nghề kinh doanh doanh chính, củng cố lại các chi nhánh và chấm dứt việc vay vốn thông qua bảo lãnh chéo. Các công ty kém hiệu quả, lâm vào tình trạng phá sản được tách ra khỏi tập đoàn và tiến hành tái cấu trúc.
38
- Thứ ba, ngân hàng và Ủy ban Giám sát tài chính đánh giá và phân loại trên thang
điểm từ A (đạt yêu cầu) đến E (cực kỳ không đạt yêu cầu) để thực hiện sắp xếp lại các tập đồn theo thứ tự từ 6-64, từ đó xếp hạng theo độ lớn tài sản.
- Thứ tư, các tập đồn lớn và một số cơng ty nhà nước buộc phải thực hiện các
giao dịch hoán đổi tài sản nhằm giảm sự quá tải trong ngành công nghiệp, được gọi là Big Deals. Ngân hàng được yêu cầu chấp nhận các khoản vay dài hạn, hoán đổi nợ thành vốn chủ sở hữu, đồng thời cung cấp thêm các khoản vay mới khi hoạt động sáp nhập xẩy ra.
- Thứ năm, yêu cầu các ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách
gia hạn các khoản vay, tăng thời gian ưu đãi trả nợ và tăng cường khả năng thanh khoản vào ngành.
- Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Nghiên cứu về cấu trúc tài chính của Samuel G. H. Huang và Frank M. Song đối với hơn 1000 doanh nghiệp của Trung Quốc niêm yết đến năm 2000 nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết của Trung Quốc và điều tra xem liệu các doanh nghiệp trong nền kinh tế đang phát triển và chuyển tiếp lớn nhất của thế giới có những điểm gì khác biệt. Nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi rằng các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính được trình bày trong nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm tại các quốc gia đang phát triển và phát triển trước đây có tác động tương tự đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp Trung Quốc hay không? Kết quả thực nghiệm đối với các doanh nghiệp Trung Quốc cho thấy: Mặc dù Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường và Nhà nước vẫn là cổ đơng kiểm sốt với hầu hết các doanh nghiệp niêm yết lớn, các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ở các quốc gia khác cũng có tác động tương tự đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Trung Quốc. Cụ thể, cấu trúc tài chính được đo lường tỷ lệ nợ dài hạn, tỷ lệ nợ phải trả. Cấu trúc tài chính có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ thuận với quy mô công ty. Tài sản hữu hình có ảnh hưởng thuận chiều với tỷ lệ nợ dài hạn. Những công ty trải qua tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh chóng có xu hướng sử dụng địn bẩy cao hơn trong khi công ty có cơ hội kinh doanh tốt có xu hướng ít sử dụng nợ.
39
Cơ cấu sở hữu cũng ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Những cơng ty có cổ phần nhà nước cao hơn có xu hướng có tỷ lệ nợ phải trả thấp hơn. Cấu trúc tài chính của các cơng ty Trung Quốc có một số điểm khác biệt.
- Thứ nhất, có bằng chứng rõ ràng rằng các cơng ty Trung Quốc sử dụng ít nợ dài hạn, tổng số nợ thấp và nguồn vốn chủ sở hữu cao hơn so với các công ty thuộc các nước phát triển (như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý, Anh, Canada) và một số nước đang phát triển (ví dụ, Ấn Độ, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ).
- Thứ hai, các cơng ty Trung Quốc có xu hướng sử dụng nguồn tài chính từ bên ngồi cao, đặc biệt là mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu cao hơn so với những người ở các nước phát triển khác.
- Thứ ba, sự khác biệt giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của nợ vay lớn hơn rất nhiều ở các công ty Trung Quốc so với các nước khác. Nói chung giá trị thị trường của nợ vay là thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách của nợ vay đối với các doanh nghiệp tương tự nhau ở Trung Quốc.
1.2.5.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Từ việc nghiên cứu q trình tái cấu trúc tài chính trong các DN của 2 quốc gia Hàn Quốc và Trung Quốc, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho các công ty Việt Nam trong việc ứng dụng các lý thuyết cấu trúc tài chính vào thực tiễn nhằm tìm ra giải pháp tái cấu trúc tài chính hiệu quả:
- Tái cấu trúc tài chính cần được thực hiện một cách đồng thời với tái cấu trúc chiến lược: Nền kinh tế hiện tại đang trong giai đoạn dần phục hồi và phát triển trở lại
sau những tác động tiêu cực và khủng hoảng từ dịch bệnh Covid-19 và diễn biến phức tạp bởi quan hệ thương mại, xung đột giữa các quốc gia,..Vì thế tái cấu trúc tài chính đối với các DN VN là một trong những yêu cầu cấp thiết. Định vị lại chiến lược kinh doanh là một điều kiện tiên quyết để giúp các DN cải thiện tình hình và đảm bảo khả năng tồn tại.
- Khi nền kinh tế gặp khó khăn, các DN nên duy trì hệ số nợ thấp: việc điều chỉnh
đưa hệ số nợ về mức an toàn sẽ giúp các DN giảm thiểu rủi ro và có khả năng duy trì hoạt động bởi cấu trúc tài chính nghiêng về VCSH sẽ giúp DN chủ động hơn và dễ vượt qua khủng hoảng hơn là cấu trúc tài chính nhiều nợ.
40
- Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định, các DN nên duy trì hệ số nợ cao: Việc duy trì hệ số nợ cao khi nền kinh tế ổn định sẽ giúp các DN mở rộng đầu tư,
ngồi mục đích hưởng lợi từ lá chắn thuế, các DN có thể dễ nhận dạng và kiểm sốt rủi ro thơng qua sự tham gia của các tổ chức tín dụng.
- Các DN cần linh động trong việc áp dụng các hình thức xử lý nợ: Các DN cần
phải lựa chọn hình thức xử lý nợ hợp lý thơng qua việc đàm phán với bên cho vay trong việc gia hạn, vay thêm các món vay mới, chuyển nợ thành vốn cổ phần hay bán nợ cho các tổ chức xử lý nợ chuyên biệt.
- Nhà nước có vai trị quan trọng đối với q trình tái cấu trúc tài chính các DN, đặc biệt trong vấn đề tái cấu trúc các khoản nợ: Để thúc đẩy quá trình tái cấu trúc tài
chính DN, NN cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:
+ Lựa chọn mơ hình xử lý phù hợp: Trong việc xử lý nợ quá hạn, hầu hết các quốc gia đều lựa chọn mơ hình xử lý tập trung, thành lập các tổ chức và cơ quan xử lý nợ chuyên biệt để xử lý các khoản nợ quá hạn. Các tổ chức này vừa tiến hành xử lý nợ theo định hướng của NN, vừa mềm dẻo xử lý nợ theo cơ chế thị trường.
+ Khơng ngừng hồn thiện khung khổ pháp lý cho việc xử lý nợ: Thơng qua chính sách vĩ mơ, hồn thiện cơ chế chính sách đồng bộ, đủ mạnh để có thể giải quyết vấn đề nợ quá hạn một cách hiệu quả và nhanh chóng.
+ Sử dụng công cụ xử lý nợ phù hợp-các tổ chức xử lý nợ chuyên biệt: Sự phối hợp giữa các tổ chức xử lý nợ với nhau và với DN nhịp nhàng sẽ tạo ra hiệu quả xử lý nợ cao hơn. Các tổ chức xử lý nợ các nước còn liên doanh với nhau để tiến hành xử lý nợ.
+ Hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ: Các quốc gia đã nhanh chóng hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ để có thể áp dụng các phương pháp xử lý nợ hiện đại như: mua bán nợ, đấu giá nợ theo mớ hoặc theo từng món nợ, chứng khốn hóa các khoản nợ, liên kết với các cơng ty nước ngoài để xử lý nợ.
41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CƠNG TY THÉP VIỆT NAM
2.1 Tổng quan ngành Thép Việt Nam
Theo báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), ngành thép ghi nhận sự tăng
trưởng tích cực cả về sản lượng và giá bán trong năm 2021 bất chấp những ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 và trong bối cảnh GDP cả nước tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm. Các doanh nghiệp thép đẩy mạnh xuất khẩu đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á.
Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam sản phẩm thép của Việt Nam trong năm 2021 được xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trong trong khu vực cũng như thế giới. Đáng chú ý, ngoài tăng trưởng ấn tượng về sản lượng, cơ cấu thị trường xuất khẩu các sản phẩm thép Việt Nam cũng thay đổi và điều này cho thấy sự linh hoạt thích ứng của các doanh nghiệp thép Việt Nam.
Hình 2.1: Sản lượng thép giai đoạn 2017-2021 và dự báo tăng trưởng đến 2023
Nguồn: Báo cáo ngành thép năm 2021
Tính chung cả năm 2021, sản xuất thép ước đạt 33,29 triệu tấn, tăng 19,1% so với năm 2020. Sản lượng thép tiêu thụ toàn ngành đạt 30,8 triệu tấn tăng 32,5% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng xuất khẩu đạt 7,5 triệu tấn tăng 66%, tương ứng với tổng giá trị
42
xuất khẩu đạt 12 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử. Mảng tôn mạ tăng trưởng ấn tượng nhất với sản lượng toàn ngành 2021 đạt 6 triệu tấn tăng 52,5%, trong đó xuất khẩu chiếm 45%, tương đương 3,4 triệu tấn tăng 133%.
Biểu đồ 2.1:Thị phần tiêu thụ thép năm 2021
Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên báo cáo ngành thép năm 2021
Riêng với thép xây dựng, dịch COVID-19 kéo dài nên nhiều cơng trình, và cơng trình dân dụng bị tạm thời hỗn lại đặc biệt tại khu vực phía Nam dù được tái khởi động trở lại, nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn. Tính chung cả năm 2021, thép xây dựng tiêu thụ giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, nếu tính riêng lượng tiêu thụ trong nước năm 2021 thì giảm 11% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, xuất khẩu thép xây dựng năm 2021 lại tăng mạnh, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Chiếm tỷ trọng lớn là Tập đồn Hịa Phát và TCT Thép Việt Nam-CTCP.
Sản xuất tôn mạ kim loại và sơn phủ màu đạt hơn 5,95 triệu tấn, tăng 34,3% so với cùng kỳ 2020; tiêu thụ đạt hơn 5,3 triệu tấn, tăng 36,4% so với mức cùng kỳ 2020; trong đó xuất khẩu đạt 3.370.482 tấn, tăng 2,08 lần so với cùng kỳ năm trước. VSA nhận định, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu là một trong những ngành hàng duy trì được lượng xuất khẩu khá tốt, dẫn đến tổng lượng tiêu thụ tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2020.
Bên cạnh đó, hầu hết các DN hoạt động trong ngành thép năm 2021 đều có kết quả kinh doanh khả thi. Yếu tố chủ yếu giúp kết quả kinh doanh các doanh nghiệp ngành thép tăng trưởng đột biến là giá thép. Trong năm 2021 vừa qua, giá thép trên thị trường thế giới liên tục tăng mạnh, nhất là từ quý II/2021 do nhu cầu phục hồi và nguồn cung bị gián đoạn ở cả thép thành phẩm và ngun liệu thơ, qua đó giúp doanh thu tăng trưởng mạnh và biên lợi nhuận gộp được cải thiện.
32.6% 12.7% 6.8% 5.5% 3.9% 34.8% Thép Xây dựng
Hòa Phát VNSTEEL FOMOSA Vina Kyoei Pomina Khác
24.7% 15.5% 6.7% 6.1% 5.4% 41.6% Ống Thép
Hòa Phát Hoa Sen Minh Ngọc TVP Nam Kim Khác 8% 35,9 % 14,3 % 6,7% 17.4 % 17,6 % Tơn Mạ
Hịa Phát Hoa Sen Tôn Đông Á TVP Nam Kim Khác
43
Với sự phục hồi rõ rệt của ngành thép ở những tháng cuối năm, nhiều chuyên gia nhận định ngành thép sẽ cịn có triển vọng tích cực trong năm 2022 khi có làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Bằng việc bổ sung gói kích thích đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tối đa gần 114 nghìn tỷ đồng, các doanh nghiệp ngành thép được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ làn sóng đầu tư cơng trong năm 2022 khi nền kinh tế có nhiều tín hiệu lạc quan để có thể quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng tốt khi dịch bệnh được kiểm soát.
2.2 Giới thiệu tổng quan về Tổng Công ty Thép Việt Nam 2.2.1 Thông tin tổng quan 2.2.1 Thông tin tổng quan
*Logo cơng ty
- Tên Cơng ty: TỔNG CƠNG TY THÉP VIỆT NAM – CTCP - Tên Tiếng Anh: VIET NAM STEEL CORPORATION - Tên viết tắt: VNSTEEL.CORP
- Mã cổ phiếu: TVN
- Giấy phép kinh doanh và mã số thuế: 0100100047
- Vốn điều lệ: 6.780.000.000.000 đồng (Sáu nghìn bảy trăm tám mươi tỷ đồng) - Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 6.780.000.000.000 đồng (Sáu nghìn bảy trăm tám mươi tỷ đồng)
- Website: www.Vnsteel.vn - Trụ sở chính:
+ Địa chỉ: Số 91 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.
+ Điện thoại: (84) 243 856 1767 - Fax: (84) 243 856 1815 + Email: vanphong@Vnsteel.vn
44 - Văn phòng đại diện:
+ Địa chỉ: Số 56 Thủ Khoa Huân, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. + Điện thoại: (84) 283 829 1539 - Fax: (84) 283 829 6301 + Email: vanphong@Vnsteel.vn
2.2.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số 0100100047 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 05 tháng 02 năm 1996 (đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 22 tháng 10 năm 2019), TCT Thép Việt Nam-CTCP đăng ký các ngành nghề kinh doanh sau:
Ngành nghề kinh doanh chính của VNSTEEL: - Sản xuất sắt, gang, thép;
- Sản xuất sản phẩm chịu lửa;
- Sản xuất vật tư, thiết bị liên quan đến ngành thép;