Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính giải pháp tái cấu trúc tài chính tổng công ty thép việt nam – ctcp (Trang 68)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DN

2.3 Phân tích tình hình tài chính của Tổng Cơng ty Thép Việt Nam

2.3.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vnsteel

(đvt: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

DT bán hàng và CCDV 20.108.109 35.673.115 34.409.136 31.662.708 40.857.131

Các khoản giảm trừ DT 300.973 284.714 388.382 361.750 284.933

DTT bán hàng và CCDV 19.807.135 35.388.401 34.020.754 31.300.958 40.572.198

Giá vốn hàng bán 18.425.193 33.712.042 32.522.209 29.547.986 38.397.345

Lợi nhuận gộp 1.381.942 1.676.358 1.498.545 1.752.972 2.174.853

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 724.584 644.845 482.238 691.137 1.021.990

Tổng LNKT trước thuế 761.632 674.619 502.657 696.944 1.031.898

Lợi nhuận sau thuế TNDN 627.072 567.851 411.470 570.986 859.381

Lợi nhuận sau thuế CT mẹ 527.065 477.005 362.656 508.227 709.920

LNST của CĐ khơng kiểm sốt 100.006 90.847 48.813 62.758 149.461

Lãi cơ bản trên cổ phiếu ( đồng) 710 656 535 750 1.047

Nguồn: [ 1 ]

Giai đoạn năm 2017 – 2021 dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh việc tiêu dùng trong nước bị hạn chế thì việc xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn do các chính sách thắt chặt biên giới. Tuy nhiên, Vnsteel lại có kết quả hoạt động kinh doanh được nhận định tương đối khả quan:

59

Biểu đồ 2.4: Tổng Doanh thu và Doanh thu thuần của Vnsteel

(đvt: triệu đồng)

Nguồn: Tác giả tự tính tốn và tổng hợp dựa trên BCTC của TVN năm 2017-2021

Từ bảng phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của VTN giai đoạn 2017 - 2021, ta thấy: Giai đoạn 2019-2020, Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN có xu hướng giảm từ 35.673 tỷ đồng (2018) xuống 34.409 tỷ đồng (2019) và đạt 31.662 tỷ đồng (2020). Như vậy, có thể thấy giai đoạn 2019-2020 nền kinh tế không chỉ Việt Nam mà cả thế giới phải đối mặt với những khủng hoảng, Ngành Thép cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó khi mà mọi hoạt động kinh tế đều bị trì trệ, các chính sách giãn cách xã hội được ban hành, hoạt động xuất nhập khẩu bị ngưng lại do đóng cửa biên giới, từ đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh của TCT. Tuy nhiên, mặc dù năm 2021, nền kinh tế cũng chưa hồn tồn hồi phục, song nhờ có những chính sách, chiến lược kinh doanh, kết quả hoạt động của TCT đạt được những thành tựu nhất định, Tổng DT của DN tăng hơn 29% so với năm trước đó, ở mức 40.857 tỷ đồng, so với đầu giai đoạn nghiên cứu, tổng DT tăng gấp 1,2 lần. Đây là tín hiệu đáng mừng cho hoạt động kinh doanh bình thường và phát triển trở lại của tổng công ty. Cùng với Tổng doanh thu thì Doanh thu thuần của doanh nghiệp cũng có xu hướng biến động tương tự. 2 0 ,1 0 8 ,1 0 9 1 9 ,8 0 7 ,1 3 5 3 5 ,6 7 3 ,1 1 5 3 5 ,3 8 8 ,4 0 1 3 4 ,4 0 9 ,1 3 6 3 4 ,0 2 0 ,7 5 4 3 1 ,6 6 2 ,7 0 8 3 1 ,3 0 0 ,9 5 8 4 0 ,8 5 7 ,1 3 1 4 0 ,5 7 2 ,1 9 8 T Ổ N G D O A N H T H U D O A N H T H U T H U Ầ N

60

Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận sau thuế của Vnsteel

(đvt: triệu đồng)

Nguồn: Tác giả tự tính tốn và tổng hợp dựa trên BCTC của TVN năm 2017-2021

Sau khi trừ các khoản cho phí và thuế TNDN, Lợi nhuận sau thuế của TVN có xu hướng tăng giảm không đồng đều qua các năm, LNST có xu hướng giảm ở năm 2018- 2019, sau đó tăng dần và đạt 859 tỷ đồng vào năm 2021, năm 2020 mặc dù DTT có xu hướng giảm song với chi phí giá vốn thấp, cùng với đẩy mạnh hoạt động tài chính và cắt giảm các chi phí, từ đó đã giúp cho LNST của TCT vẫn tăng so với năm trước đó. Kết quả kinh doanh của DN chịu ảnh hưởng rất lớn bởi giá vốn hàng bán, hay là chi phí đầu vào, bởi giá NVL đầu vào liên tục biến động, điển hình như năm 2018, mặc dù DT của tổng công ty tương đối cao song giá nguyên liệu thép tăng hơn 82%, chi phí giá vốn quá lớn khiến lợi nhuận gộp giảm sâu làm cho lợi nhuận của DN có xu hướng đi xuống.

2.3.3 Phân tích khả năng thanh tốn của doanh nghiệp

Khả năng thanh tốn thể hiện việc DN có khả năng hồn trả các khoản nợ khi đến hạn của mình như thế nào, được thể hiện thông qua các hệ số phản ánh kết quả. Một doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn nghĩa là DN khơng thể hồn trả các khoản nợ khi đến hạn, dẫn đến vỡ nợ và phải đối mặt với việc tuyên bố phá sản. Ngoài ra khả năng thanh tốn cịn phản ánh hiệu quả hoạt động của DN.

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 2021 2020 2019 2018 2017

61

Khả năng thanh toán của TCT Thép Việt Nam -CTCP được thể hiện qua khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán dài hạn của DN, cụ thể:

Bảng 2.5: Khả năng thanh toán của Vnsteel

(đvt: lần)

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Khả năng TT tổng quát HS khả năng TT chung 2,35 1,62 1,74 1,82 1,66 Khả năng TT ngắn hạn HS KNTT Nợ ngắn hạn 1,05 0,90 0,84 0,89 0,98 HS khả năng TT nhanh 0,56 0,37 0,40 0,48 0,48 HS khả năng TT tức thời 0,23 0,07 0,08 0,17 0,16 Khả năng TT dài hạn HS KNTT Nợ dài hạn 12,96 3,62 4,60 4,76 4,82

Nguồn: Tác giả tự tính tốn và tổng hợp dựa trên BCTC của TVN năm 2017-2021

Khả năng thanh toán tổng quát:

Hệ số khả năng thanh toán chung phản ánh khả năng thanh toán của DN, cho biết với lượng tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp có thể đáp ứng được các khoản nợ tới hạn hay khơng.

Hệ số khả năng thanh tốn chung phản ánh khả năng quan hệ giữa tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Nhận thấy Hệ số khả năng thanh toán chung của TCT đều > 1, chứng tỏ khả năng thanh toán của DN đối với các khoản nợ rất tốt, DN đủ đảm bảo chi trả các khoản nợ vay của mình. Tuy nhiên, trị số của chỉ tiêu có xu hướng giảm ở năm 2021. Lý giải cho mức giảm trên do trong năm 2021, Tổng nợ của DN tăng hơn 34,74% đồng trong khi T.TS của DN chỉ tăng 22,56%.

62

Như vậy, tốc độ tăng của Nợ phải trả lớn hơn tốc độ tăng của TTS, điều đó khiến cho chỉ tiêu khả năng thanh tốn chung có xu hướng giảm.

Như vậy doanh nghiệp vừa tận dụng được địn bẩy tài chính thơng qua huy động nợ nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh tốn của mình. Như vậy, trong những năm tới Vnsteel cần tiếp tục duy trì hệ số khả năng thanh toán chung ở mức ổn định, đồng thời có thể xem xét đến việc sử dụng địn bẩy tài chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Khả năng thanh tốn ngắn hạn:

Khả năng thanh toán ngắn hạn là khả năng mà các tài sản của doanh nghiệp có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Phân tích khả năng thanh tốn ngắn hạn của TCTC thông qua các chỉ số: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, Hệ số khả năng thanh toán nhanh và Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Biểu đồ 2.6: Khả năng thanh toán Ngắn hạn của Vnsteel

(đvt: lần)

Nguồn: Tác giả tự tính tốn và tổng hợp dựa trên BCTC của TVN năm 2017-2021

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho biết một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bằng bao nhiêu đồng TSNH. Qua bảng thống kê khả năng thanh toán ngắn hạn của TVN ta thấy, chỉ có năm 2017 hệ số này > 1, các năm sau đó đều <1. Năm 2021, khả năng thanh tốn nhanh đạt 0,98 điều đó cho thấy, DN chưa đủ khả năng thanh tốn các

0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 2017 2018 2019 2020 2021 KNTT Nợ Ngắn hạn KNTT nhanh KNTT tức thời

63

khoản nợ ngắn hạn của mình bằng TSNH mà phải sử dụng thêm cả TSDH. Lý giải cho kết quả trên, TSDH của DN chiếm tỷ trọng tương đối lớn, nắm giữ đến 60% TTS của DN, trong khi đó, nợ ngắn hạn của DN chiếm tỷ trọng cao hơn so với nợ dài hạn. Mặc dù vậy, Vnsteel cần phải cân nhắc về nguồn tài trợ vốn để đảm bảo khả năng thanh tốn của mình.

Sau khi trừ đi hàng tồn kho thì nhìn chung hệ số này duy trì ở mức 0,3 đến 0,56. Khả năng thanh tốn nhanh của DN có xu hướng đi xuống ở năm 2018 và ổn định hơn ở các năm về sau. Năm 2021, hệ số này đạt 0,48 điều đó thể hiện khả năng thanh tốn nhanh của DN ở mức trung bình, DN cịn phụ thuộc tương đối nhiều vào Hàng tồn kho, cũng có thể dễ hiểu bởi vì, Vnsteel là cơng ty sản xuất, vì thế, lượng hàng tồn kho lớn, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong trong Nợ NH của DN.

Tương tự như khả năng thanh toán NH và khả năng thanh toán nhanh, hệ số của chỉ tiêu tăng mạnh ở năm 2017, sau đó có xu hướng giảm ở năm 2018 và dần phục hồi qua các năm. Năm 2021, hệ số của chỉ tiêu đạt 0,16, con số này phản ánh khả năng thanh toán tức thời của DN ở mức thấp, bởi DN duy trì rất ít lượng tiền mà DN nắm giữ chỉ chiếm khoản 6% trong TTS của DN, điều đó giúp DN khơng bị rơi vào tình trạng lãng phí tài chính, nhưng cũng đồng nghĩa với việc DN gặp khó khăn khi đảm bảo các khoản nợ bằng số tiền hiện có của mình.

Khả năng thanh tốn dài hạn:

Khả năng thanh toán dài hạn là khả năng của doanh nghiệp đáp ứng các khoản nợ dài hạn và nghĩa vụ tài chính. Khả năng thanh tốn dài hạn là cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh vì nó thể hiện năng lực của cơng ty để tiếp tục hoạt động trong tương lai gần. Thực hiện phân tích khả năng thanh tốn dài hạn của TVN thơng qua chỉ số: Hệ số thanh toán TSDH so với Nợ DH.

64

Biểu đồ 2.7: Khả năng thanh toán dài hạn của Vnsteel

(đvt: lần)

Nguồn: Tác giả tự tính tốn và tổng hợp dựa trên BCTC của TVN năm 2017-2021

Hệ số khả năng thanh toán Nợ dài hạn thể hiện khả năng bù đắp cho các khoản nợ dài hạn bằng tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao, thể hiện các khoản nợ dài hạn càng được đảm bảo.

Có thể thấy nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ, trung bình giai đoạn 2017-2021, nợ dài hạn chiếm khoảng 2,7% trong tổng nguồn vốn và chiếm khoảng 21,65% trong tổng cơ cấu nợ. Bên cạnh đó, TSDH lại chiếm chủ yếu trong tổng TS điều đó khiến cho Vnsteel có thừa khả năng thanh tốn cái khoản nợ của mình bằng TSDH. Tuy nhiên, hệ số của chỉ tiêu này có xu hướng giảm ở năm 2018, lý giải cho sự sụt giảm trên, do năm 2018, DN có nợ dài hạn tăng hơn 4 lần so với năm trước đó, khoản nợ này đến từ nợ vay dài hạn của các công ty con và các công ty liên kết, chiếm tỷ trọng lớn nhất từ CTCP Gang thép Thái Nguyên với hơn 7.906 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2021, các khoản nợ dài hạn có xu hướng giảm, phần lớn đến từ việc vay các NHTM với lãi suất thả nổi, hoặc lãi xuất cố định từ 5,5-10%/năm.

- So sánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành:

CTCP Tập đồn Hịa Phát (HPG), CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đều là những doanh nghiệp có quy mơ đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất thép và hợp kim. Tiến hành

12.96 3.62 4.60 4.76 4.82 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 2017 2018 2019 2020 2021 HS KNTT Nợ dài hạn

65

so sánh khả năng thanh toán của TVN với HPG và HSG để thấy được thực trạng khả năng thanh toán của doanh nghiệp:

Biểu đồ 2.8: So sánh khả năng thanh toán của TVN với các DN cùng ngành năm 2021.

(đvt: lần)

Nguồn: Tác giả tự tính tốn và tổng hợp dựa trên BCTC của GPG, HSG,TVN năm 2021

Qua biểu đồ phản ánh khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán dài hạn của cả 3 DN, có thể thấy: HPG là doanh nghiệp có khả năng thanh tốn tốt nhất trong hầu hết các chỉ tiêu trên, kế đến là HSG và TVN là doanh nghiệp có khả năng thanh tốn kém hơn so với 2 DN còn lại, cụ thể:

Cả HPG, HSG và TVN đều có thể chi trả các khoản nợ bằng tài sản hiện có, song hệ số của chỉ tiêu này đối với TVN chỉ đạt 1,66 trong khi đó HPG và HSG lần lượt đạt 1,69 và 2,04. Lý giải cho điều này, do tỷ trọng nợ của HPG chỉ chiếm 49,1% trên tổng NV của DN, trong khi đó, cơ cấu nợ của HSG lên đến 59,3% và TVN ở mức cao nhất chiếm đến 60,3%. Như vậy, có thể thấy, đến 60,3% tài sản của TVN năm 2021 được tài trợ bằng nợ phải trả, Vnsteel tăng sử dụng địn bẩy tài chính hơn so với HPG và HSG điều đó lý giải cho khả năng thanh toán chung của Vnsteel kém hơn so với 2 doanh nghiệp trên. Tương tự như khả năng thanh toán chung, khả năng thanh toán ngắn hạn và dài hạn của TVN đều thấp hơn so với 2 doanh nghiệp còn lại.

2 .0 4 1 .2 8 6 .0 1 1 .6 9 1 .3 0 5 .6 3 1 .6 6 0 .9 8 4 .8 2 K N T T T Ổ N G Q U Á T K N T T N G Ắ N H Ạ N K N T T D À I H Ạ N HPG HSG TVN

66

2.3.4 Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Khả năng sinh lợi là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh. Phân tích khả năng sinh lời của Vnsteel dựa trên các chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận trên Doanh thu (ROS), Tỷ suất lợi nhuận trên Tài sản (ROA), Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), Hệ số giá trên thu nhập (P/E):

Bảng 2.6: Khả năng sinh lời của Vnsteel

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

ROS (%) 3,17 1,60 1,21 1,82 2,12

ROA (%) 4,37 2,35 1,82 2,55 3,14

ROE (%) 7,61 6,14 4,27 5,66 7,91

EPS (đồng) 710 656 535 750 1.047

P/E 7.96 12.56 11.77 11.87 15.95

Nguồn: Tác giả tự tính tốn và tổng hợp dựa trên BCTC của TVN năm 2017-2021

Việc phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp giúp hiểu rõ hơn về những thế mạnh cũng như những tồn tại trong doanh nghiệp để đưa ra những quyết định kịp thời giúp gia tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Cụ thể biến động tăng giảm qua các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE của doanh nghiệp trong giai đoạn 2017-2021 được thể hiện qua biểu đồ:

67

Biểu đồ 2.9: Phân tích khả năng sinh lời của Vnsteel

Nguồn: Tác giả tự tính tốn và tổng hợp dựa trên BCTC của TVN năm 2017-2021

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):

ROS cho biết quy mô lợi nhuận được ta ̣o ra từ mỗi đồng doanh thu thuần. ROS càng cao cho thấy khả năng sinh lợi từ doanh thu càng cao, và ngược la ̣i.

Như vậy, qua kết quả tính tốn có thể thấy ROS của doanh nghiệp có xu hướng giảm ở năm 2018-2019 sau đó tăng ở 2020-2021, ROS năm 2017 của DN đạt cực đỉnh với 3,17% sau đó giảm sâu cịn 1,21% (2019) và đạt 2,12% (2021). Nhìn chung 5 năm, mức ROS chỉ đạt từ 1,21 - 3,17% như vậy, mức tỷ suất lợi nhuận trên DT của DN được nhận định ở mức chưa tốt cho lắm do với mỗi đồng DTT thì chỉ có thể tạo ra được tối đa 0,0317 đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất Lợi nhuận trên Tài sản (ROA):

ROA cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được ta ̣o ra từ mỗi đồng được đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp, qua đó phản ánh khả năng sinh lợi của các tài sản hoặc tầ n suấ t khai thác các tài sản của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính giải pháp tái cấu trúc tài chính tổng công ty thép việt nam – ctcp (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)