Tái cấu trúc các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính giải pháp tái cấu trúc tài chính tổng công ty thép việt nam – ctcp (Trang 122 - 123)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DN

3.3 Giải pháp tái cấu trúc tài chính Tổng Cơng ty Thép Việt Nam

3.3.3 Tái cấu trúc các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp

Tỷ trọng nợ phải trả ngày càng có xu hướng tăng trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng bình quân lên đến 56,65% trong giai đoạn 2017-2021. Tỷ trọng nợ trong cơ cấu nguồn vốn của Vnsteel có xu hướng ngày càng gia tăng và chiếm tỷ lệ lớn hơn so với VCSH. Vì vậy, cùng với sự gia tăng của các khoản nợ, thì tính tự chủ tài chính của Vnsteel ngày càng suy giảm. Việc tái cơ cấu các khoản nợ đối với doanh nghiệp được xem là rất cần thiết.

Thứ nhất, có biện pháp giảm các khoản nợ ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu lên đến đến 78,35% trong cơ cấu nợ phải trả của doanh nghiệp, do đó, khả năng thanh tốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khả năng thanh toán ngắn hạn, bởi tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu, nhưng tỷ trọng TSDH lại lớn hơn TSNH, điều đó càng phản ánh khả năng thanh

113

toán ngắn hạn của doanh nghiệp gặp nhiều hạn chế doTSDH có tính thanh khoản thấp hơn.

Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn tiềm ẩn rủi ro mất cân đối dịng tiền, bên cạnh đó cũng phản ánh sự hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp. DN còn phụ thuộc nhiều vào kênh tín dụng của ngân hàng thương mại, làm mất đi lợi thế cạnh tranh ở chi phí sử dụng vốn và mất đi một lựa chọn nguồn vốn để đầu tư dự án trung - dài hạn. Vì vậy, mặc dù sử dụng nợ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, song qua phân tích khả năng thanh tốn ngắn hạn của DN đều chưa thể đảm bảo và kém hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Vì thế, trong tương lai, Vnsteel cần hạn chế sử dụng nợ vay ngắn hạn, thay vào đó, có thể tiếp cận với nguồn vốn trung – dài hạn, đa dạng hóa các nguồn tài trợ vốn khác.

Thứ hai, đối với các khoản vay trung và dài hạn.

Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu nợ, song các khoản vay dài hạn được TCT vay để thực hiện đầu tư các dự án mở rộng kinh doanh, Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án Tisco2) với vốn vay dài hạn lên đến hơn 3.900 tỷ đồng. Doanh nghiệp phải chịu mức lãi hàng năm lớn, trong khi dự án vẫn dậm chân tại chỗ hơn 14 năm nay, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của DN. Vì vậy, tình trạng mất cân đối dòng tiền để trả nợ các dự án trên diễn ra triền miên, ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của TCT cũng như uy tín của TCT đối với các ngân hàng trong và ngồi nước. Vì vậy, Vnsteel cần tập trung các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xử lý dự án.

Bên cạnh đó, việc tìm kiếm các nguồn tài trợ có thời gian trả nợ dài hơn, lãi suất ưu đãi hơn để thay thế các khoản nợ vay có thời gian trả nợ ngắn và lãi suất cao là rất cần thiết để giảm áp bớt áp lực lên dòng tiền, gia tăng lợi nhuận do giảm chi phí tài chính, cung cấp những nguồn vốn mới cho quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính giải pháp tái cấu trúc tài chính tổng công ty thép việt nam – ctcp (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)