CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DN
1.1 Lý luận chung về tài chính doanh nghiệp và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
1.1.2.5.2 Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Quy mô doanh nghiệp: Lý thuyết đánh đổi cho rằng quy mô của doanh nghiệp
(thường thể hiện qua tổng TS và DT) có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nợ vay, bởi vì các doanh nghiệp lớn thường có tính chất đa dạng hóa cao hơn, ít rủi ro dẫn đến sự phá sản hay chi phí phá sản thấp. Và quy mô càng lớn doanh nghiệp càng có uy tín cao hơn những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Do vậy, doanh nghiệp lớn tiếp cận vốn vay từ bên ngồi dễ hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Như vậy, quy mô của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với cấu trúc tài chính.
27
Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các phương án đầu tư sẽ được tài trợ trước tiên bằng vốn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận tái đầu tư, rồi mới đến phát hành nợ mới, và cuối cùng bằng phát hành vốn cổ phần mới. Doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao, thường có tỷ lệ nợ vay thấp hơn, bởi họ có nguồn vốn dồi dào hơn. Các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh thấp hơn thì phát hành nợ vì họ khơng có các nguồn vốn nội bộ đủ cho hoạt động đầu tư vốn.
Ngược lại với quan điểm trên, lý thuyết đánh đổi lại cho rằng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cao làm cho trái chủ ít phải chịu rủi ro, và họ sẵn sàng cung cấp hạn mức tín dụng cao hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lợi ích của tấm chắn thuế sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp nhiều hơn, và điều này sẽ làm cho các nhà quản trị tài chính sử dụng nhiều nợ vay hơn.
- Cơ hội tăng trưởng: được đo bằng tốc độ tăng trưởng tài sản hoặc doanh thu. Các
nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995), Wald (1999), Deesomsak, R. and Paudyal, K. and Pescetto, G. (2009), và Anifowse Mutalib (2011)… đều chỉ ra rằng: Khi các DN có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo được niềm tin với NĐT, giúp cho khả năng tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Theo lý thuyết bất cân xứng DN có tốc độ tăng trưởng cao thường phải đối mặt với bất cân xứng về thông tin cao hơn do vậy thường có tỷ lệ nợ cao hơn .
- Cơ cấu tài sản: được đo lường bằng tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản của
doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết, khi tỷ trọng trọng TSDH trên T.TS của DN lớn thì DN có cơ hội thế chấp các TSDH trên để huy động các nguồn vốn bên ngoài. Một số nghiên cứu của Scott (1976), Haris (1990), Rajan&Zingalis (1995),.. đều chỉ ra rằng cơng ty có tỷ trọng TSDH cao thì thường vay mượn nhiều hơn. Hay có thể hiểu hệ số nợ của DN tỷ lệ thuận với TSĐB của DN đó.
- Khả năng thanh tốn: thể hiện ở việc DN có thể đảm bảo được các khoản nợ khi
đến hạn hay không. Theo quan điểm của lý thuyết đánh đổi, tính thanh khoản có mối quan hệ thuận chiều với cấu trúc tài chính. Một DN có tính thanh khoản cao, nghĩa là có khả năng thanh toán đúng hạn các khoản nợ với chủ nợ, như vậy, mức độ tín nhiệm cao sẽ giúp DN huy động vốn dễ dàng hơn để thực hiện cơ hội đầu tư.
- Rủi ro kinh doanh: Hầu hết các lý thuyết cấu trúc tài chính đều cho rằng rủi ro kinh
28
dụng đòn bẩy kinh doanh cao, rủi ro kinh doanh cao, niềm tin của các nhà đầu tư và chủ nợ đối với doanh nghiệp sẽ thấp, họ sẽ không hoặc giới hạn khoản đầu tư hoặc vay nợ, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài.
- Năng lực quản lý của ban lãnh đạo: Quan điểm về huy động vốn của chủ doanh
nghiệp được thể hiện qua: Nếu chủ DN sợ rủi ro thì thường chọn cơ cấu vốn nghiêng về VCSH. Ngược lại, chủ DN là người dám chấp nhận mạo hiểm thì nghiêng về sử dụng nợ trong vơ cấu vốn để kỳ vọng gia tăng ROE và EPS, đồng thời chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn do sự giảm sút khả năng thanh toán.
Bên cạnh những nhân tố trên, còn rất nhiều những nhân tố khác tác động và ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của DN có thể kể đến: Cấu trúc và đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm của chủ sở hữu, lợi ích của lá chắn thuế, chu kỳ sống và giai đoạn phát triển của DN,…Như vậy, tùy từng tính chất, điều kiện và đặc điểm riêng của doanh nghiệp mà các nhân tố có những tác động khác nhau.