CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DN
1.2 Tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
1.2.1.2 Sự cần thiết tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp là một trong những yêu cầu cấp thiết bởi tái cấu trúc đáp ứng mục tiêu lành mạnh hóa, tạo tính minh bạch, tập trung và tăng cường nguồn lực tài chính để nâng cao khả năng sinh lời
30
và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, việc tái cấu trúc cần thiết được lý giải bởi:
- Tái cấu trúc tài chính DN để cắt giải chi phí, tăng lợi nhuận và tăng mức sinh lời cho CSH: Qua tái cấu trúc DN có thể phân tích và lên phương án nhằm cắt giảm các chi
phí, từ đó làm gia tăng lợi nhuận cho DN. Tái cấu trúc đem lại hiệu quả về cơ cấu vốn, giúp DN khai thác tốt vốn đầu tư, hạn chế vốn nhàn rỗi, lợi dụng được địn bẩy tài chính trong kinh doanh,…
- Tái cấu trúc tài chính DN để giảm thiểu rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh trong q trình hoạt động của DN: Hầu hết các DN trong quá trình hoạt động đều phải đối
mặt với những rủi ro được tạo ra từ chính sách đầu tư và cơ cấu tài sản đầu tư, đồng thời đối mặt với nguy cơ rủi ro tài chính được tao ra bởi chính sách huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn. Chính vì vậy, nếu nhận thấy mức độ rủi ro quá cao sẽ khiến cho doanh nghiệp phải quyết định thực hiện tái cấu trúc để giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
- Tái cấu trúc tài chính DN nhằm hài hịa lợi ích giữa các chủ thể trong mối quan hệ với DN: Nếu việc phân bổ lợi nhuận không hợp lý sẽ dẫn đến xung đột lợi ích giữa
các bên liên quan: giữa cổ đông với chủ nợ, với người lao động, hay giữa các cổ đơng với nhau,.. Từ đó, việc tái cấu trúc sẽ giúp điều chỉnh mối quan hệ lợi ích giữa các bên nhằm hài hịa lợi ích trước mắt cũng như lâu dài.
- Tái cấu trúc tài chính DN để duy trì hoạt động của doanh nghiệp: Cơ cấu lại tài chính là một chiến lược cần thiết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Điều này đặc biệt đúng khi doanh số kinh doanh suy giảm và cơng ty khơng cịn tạo ra lợi nhuận kỳ vọng và doanh nghiệp cần thực hiện tái cấu trúc tài chính để thay đổi tình trạng này.
- Tái cấu trúc tài chính DN giúp DN vượt qua khó khăn trong kinh doanh: Trong
trường hợp DN hoạt động kém hiệu quả, giảm doanh thu bán hàng, ảnh hưởng bởi khủng hoảng,… tái cấu trúc tài chính là biện pháp giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động qua thời điểm khó khăn. Việc cắt giảm chi phí có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức như gộp nhóm các phịng ban lại, cắt giảm nhân sự, rút gọn quy mơ sản xuất... Với hình thức tái cấu trúc tài chính này doanh nghiệp tập trung vào sự tồn tại trong một thị trường khó khăn hơn là mở rộng công ty để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
31
Như vậy, thông qua những luận điểm về việc cần thiết phải tái cấu trúc tài chính DN thì tái cấu trúc được xem như là một công cụ giúp cho DN sử dụng hiệu quả vốn và nguồn lực sẵn có của mình, từ đó giúp tối đa hóa giá trị của DN hay tối đa hóa lợi ích của CSH.