(đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ 6.108.252 14.911.152 13.009.580 12.264.579 16.525.772
Nợ ngắn hạn 5.441.575 10.964.145 9.884.562 9.305.513 13.624.484
Phải trả người bán 988.654 2.438.855 1.591.452 1.467.938 2.960.393
Người mua trả tiền trước 14.314 38.913 68.002 50.612 27.799
Thuế phải nộp Nhà nước 458.755 632.322 533.534 461.186 481.102
Phải trả người lao động 172.238 235.538 227.095 372.020 481.176
Chi phí phải trả ngắn hạn 58.096 587.889 1.149.101 1.355.558 1.664.592
Doanh thu chưa thực hiện NH 701 1.455 736 3.169 4.768
Phải trả ngắn hạn khác 484.204 458.366 784.621 736.203 969.891
Vay và nợ thuê tài chính NH 3.210.076 6.482.762 5.451.387 4.761.905 6.901.855
Dự phòng phải trả ngắn hạn 3.340 9.921 29.054 56.873
Quỹ khen thưởng,phúc lợi 51.197 88.045 68.713 67.868 76.035
Nợ dài hạn 666.677 3.947.007 3.125.018 2.959.066 2.901.288
Chi phí phải trả dài hạn 520 413.512 120.920 232.252 253.512
Phải trả dài hạn khác 623.035 653.893 622.296 623.900 625.094
Vay và nợ thuê tài chính DH 35.892 2.843.776 2.329.758 2.028.286 1.803.665
Thuế TN hoãn lại phải trả 7.230 1.606 3.780 3.537 4.580
Dự phòng phải trả dài hạn 34.220 48.264 71.091 214.437
Nguồn:[ 1 ]
Tiến hành phân chia cấu trúc nợ theo 2 đối tượng chính: (1) Phải trả nợ vay; (2) Phải trả khác để làm rõ hơn về cấu trúc nợ của DN:
80
Biểu đồ 2.16: Cấu trúc nợ theo đối tượng trả nợ của Vnsteel
(đvt: triệu đồng)
Nguồn: Tác giả tự tính tốn và tổng hợp dựa trên BCTC của TVN năm 2017-2021
Phải trả nợ vay:
Tỷ trọng nợ phải trả theo đối tượng Nợ vay chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với các đối tượng nợ vay còn lại, cụ thể: Năm 2017, tỷ trọng nợ vay chiếm 53,14% sau đó con số này có xu hướng tăng ở năm 2018 và giảm dần qua các năm. Năm 2018 tỷ trọng nợ vay chiếm đến 66,55% đây cũng là tỷ trọng lớn nhất trong giai đoạn 2017-2021. Các năm sau đó, tỷ trọng lần lượng tương ứng: 59,81% (2019), 55,36% (2020) và 52,68% (2021). Xét trung bình tồn giai đoạn tỷ trọng nợ vay của TVN ước đạt 56,71%. Trong đó: Nợ vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nợ vay, cụ thể:
- Nợ vay ngắn hạn:
Tổng nợ vay năm 2017 đạt 3.245 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn 3.210 tỷ đồng, chiếm gần như 100% bởi nợ vay dài hạn chỉ chiếm 36 tỷ đồng. Nợ vay ngắn hạn của TCT có xu hướng tăng giảm khơng đồng đều song nhìn chung cả giai đoạn, nợ vay ngắn hạn tăng hơn 3.692 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 1,15 lần so với năm 2017. Tỷ trọng trung bình của nợ vay ngắn hạn trong tổng nợ vay chiếm khoảng 74,78%, chiếm khoảng 42,7% trong tổng Nợ của TCT.
0.53 0.63 0.60 0.55 0.53 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 14,000,000 16,000,000
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Nợ vay DH Nợ vay NH Nợ khác Tổng nợ Nợ vay/Tổng nợ
81
Các khoản nợ vay ngắn hạn, được huy động chủ yếu từ các Ngân hàng thương mại như: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, NH TMCP Quốc tế,..dưới hình thức Tín chấp, thế chấp tài sản, hoặc cầm cố bằng hợp đồng tiền gửi,… với mức lãi suất theo như năm 2021 từ 4,5%-6,5%/năm, hoặc sử dụng lãi suất thả nổi tùy theo hợp đồng tín dụng cụ thể.
- Nợ vay dài hạn:
Các khoản nợ vay dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng nợ vay của TCT, trung bình giai đoạn 2017-2021 chỉ chiếm khoảng 25,22% và khoảng 14,4% trong tổng nợ của DN. Quy mô nợ vay dài hạn có xu hướng ngày càng tăng cụ thể: năm 2017 chỉ có 35.9 tỷ đồng, con số này tăng mạnh đến 2.844 tỷ đồng vào năm 2018, lý giải cho sự tăng vượt bậc trên do CTCP Gang thép Thái Nguyên thực hiện vay dài hạn với khoản vay hơn 1.551 tỷ đồng – đây là khoản vay liên quan đến dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của DN, được huy động từ NH Phát triển khu vực Bắc Kạn – CN Thái Nguyên với mức lãi suất từ 7,8-9,6% và NH TMCP Công Thương Việt Nam – CN Hà Nội với mức lãi suất 5,5%-9,5%.
Giai đoạn 2019-2021, Nợ vay dài hạn của TCT có xu hướng giảm dần đạt 2.330 tỷ đồng (2019), 2.028 tỷ đồng (2020) và 1.804 tỷ đồng (2021). Các khoản nợ vay dài hạn ngoài vay dài hạn ở Ngân hàng, các tổ chức khác, cịn có Trái phiếu thường và Nợ thuê tài chính dài hạn. Các khoản vay dài hạn phần lớn đến từ các NH với lãi suất từ 5,5% - 10,5% (năm 2021) tùy theo từng hợp đồng tín dụng cụ thể. Các tài sản thuê tài chính chiếm chủ yếu là thuê đất, thuê mặt bằng để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Phải trả khác:
Sau khi trừ đi các khoản nợ vay, phải trả khác còn lại bao gồm: Phải trả người bán, người mua trả trước, phải nộp NSNN, phải trả người lao động, chi phí phải trả ngắn hạn, dự phòng phải trả, quỹ khen thường và một vài chỉ tiêu phải trả dài hạn như: chi phí phải trả dài hạn, thuế TN hỗn lại, các khoản dự phịng,…
Như vậy, qua kết quả từ biểu đồ, có thể thấy, phải trả khác có xu hướng giảm ở năm 2019, cụ thể: Phải trả khác của TVN ước đạt 2.862 tỷ đồng (2017), con số này tăng lên 5.584 tỷ đồng (2018), sau đó giảm hơn 6,3% và đạt 5.228 tỷ đồng (2019), giai đoạn
82
2020-2021 đều có xu hướng tăng, đến năm 2021 phải trả khác đạt 7.820 tỷ đồng. Như vậy, sau 5 năm, phải trả khác của DN tăng hơn 1,7 lần so với cuối năm 2017. Tỷ trọng nợ phải trả khác trong tổng nợ có xu hướng giảm ở năm 2018-2019. Trung bình 5 năm chiếm khoảng 43,29%. Trong đó, chiếm tỷ trọng chủ yếu là Phải trả người bán, chiếm đến 15,04% trong tổng nợ phải trả của DN.
2.4.4 Phân tích cấu trúc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp