Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính giải pháp tái cấu trúc tài chính tổng công ty thép việt nam – ctcp (Trang 49 - 51)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DN

1.2 Tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

1.2.5.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ việc nghiên cứu q trình tái cấu trúc tài chính trong các DN của 2 quốc gia Hàn Quốc và Trung Quốc, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho các công ty Việt Nam trong việc ứng dụng các lý thuyết cấu trúc tài chính vào thực tiễn nhằm tìm ra giải pháp tái cấu trúc tài chính hiệu quả:

- Tái cấu trúc tài chính cần được thực hiện một cách đồng thời với tái cấu trúc chiến lược: Nền kinh tế hiện tại đang trong giai đoạn dần phục hồi và phát triển trở lại

sau những tác động tiêu cực và khủng hoảng từ dịch bệnh Covid-19 và diễn biến phức tạp bởi quan hệ thương mại, xung đột giữa các quốc gia,..Vì thế tái cấu trúc tài chính đối với các DN VN là một trong những yêu cầu cấp thiết. Định vị lại chiến lược kinh doanh là một điều kiện tiên quyết để giúp các DN cải thiện tình hình và đảm bảo khả năng tồn tại.

- Khi nền kinh tế gặp khó khăn, các DN nên duy trì hệ số nợ thấp: việc điều chỉnh

đưa hệ số nợ về mức an toàn sẽ giúp các DN giảm thiểu rủi ro và có khả năng duy trì hoạt động bởi cấu trúc tài chính nghiêng về VCSH sẽ giúp DN chủ động hơn và dễ vượt qua khủng hoảng hơn là cấu trúc tài chính nhiều nợ.

40

- Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định, các DN nên duy trì hệ số nợ cao: Việc duy trì hệ số nợ cao khi nền kinh tế ổn định sẽ giúp các DN mở rộng đầu tư,

ngồi mục đích hưởng lợi từ lá chắn thuế, các DN có thể dễ nhận dạng và kiểm sốt rủi ro thơng qua sự tham gia của các tổ chức tín dụng.

- Các DN cần linh động trong việc áp dụng các hình thức xử lý nợ: Các DN cần

phải lựa chọn hình thức xử lý nợ hợp lý thông qua việc đàm phán với bên cho vay trong việc gia hạn, vay thêm các món vay mới, chuyển nợ thành vốn cổ phần hay bán nợ cho các tổ chức xử lý nợ chuyên biệt.

- Nhà nước có vai trị quan trọng đối với q trình tái cấu trúc tài chính các DN, đặc biệt trong vấn đề tái cấu trúc các khoản nợ: Để thúc đẩy quá trình tái cấu trúc tài

chính DN, NN cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:

+ Lựa chọn mơ hình xử lý phù hợp: Trong việc xử lý nợ quá hạn, hầu hết các quốc gia đều lựa chọn mơ hình xử lý tập trung, thành lập các tổ chức và cơ quan xử lý nợ chuyên biệt để xử lý các khoản nợ quá hạn. Các tổ chức này vừa tiến hành xử lý nợ theo định hướng của NN, vừa mềm dẻo xử lý nợ theo cơ chế thị trường.

+ Khơng ngừng hồn thiện khung khổ pháp lý cho việc xử lý nợ: Thơng qua chính sách vĩ mơ, hồn thiện cơ chế chính sách đồng bộ, đủ mạnh để có thể giải quyết vấn đề nợ quá hạn một cách hiệu quả và nhanh chóng.

+ Sử dụng công cụ xử lý nợ phù hợp-các tổ chức xử lý nợ chuyên biệt: Sự phối hợp giữa các tổ chức xử lý nợ với nhau và với DN nhịp nhàng sẽ tạo ra hiệu quả xử lý nợ cao hơn. Các tổ chức xử lý nợ các nước còn liên doanh với nhau để tiến hành xử lý nợ.

+ Hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ: Các quốc gia đã nhanh chóng hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ để có thể áp dụng các phương pháp xử lý nợ hiện đại như: mua bán nợ, đấu giá nợ theo mớ hoặc theo từng món nợ, chứng khốn hóa các khoản nợ, liên kết với các cơng ty nước ngoài để xử lý nợ.

41

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CƠNG TY THÉP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Chuyên ngành tài chính giải pháp tái cấu trúc tài chính tổng công ty thép việt nam – ctcp (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)