CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DN
2.4 Phân tích thực trạng cấu trúc tài chính của Tổng Công ty Thép Việt Nam
Cấu trúc tài chính DN là một khái niệm phản ánh một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính DN. Cấu trúc tài chính của TCT Thép Việt Nam là mối quan hệ giữa 2 yếu tố là Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Tiến hành phân tích thực trạng cấu trúc tài chính của TCT Thép Việt Nam giai đoạn 2017-2021 dựa vào:
2.4.1 Phân tích thực trạng cơ cấu nguồn vốn
Thực hiện phân tích cơ cấu vốn để đánh giá mức độ độc lập tài chính của TCT Thép Việt Nam giai đoạn 2017-2021 thông qua các chỉ tiêu: Cơ cấu nguồn vốn, Hệ số Nợ phải trả trên VCSH, Hệ số nợ.
71
Bảng 2.8: Phân tích cơ cấu Nguồn vốn của Vnsteel
(đvt: triệu đồng)
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ 6.108.252 42,58 14.911.152 61,73 13.009.580 57,45 12.264.579 54,87 16.525.772 60,32 Nợ Ngắn Hạn 5.441.575 37,94 10.964.145 45,39 9.884.562 43,65 9.305.513 41,63 13.624.484 49,73 Nợ Dài Hạn 666.677 4,65 3.947.007 16,34 3.125.018 13,80 2.959.066 13,24 2.901.288 10,59 VỐN CSH 8.235.861 57,42 9.245.252 38,27 9.634.665 42,55 10.087.184 45,13 10.869.215 39,68 Vốn CSH 8.235.861 57,42 9.245.252 38,27 9.634.665 42,55 10.087.184 45,13 10.869.215 39,68 NGUỒN VỐN 14.344.113 100,00 24.156.404 100,00 22.644.245 100,00 22.351.763 100,00 27.394.987 100,00
Bảng 2.9: Phân tích sự biến động Nguồn vốn của Vnsteel
(đvt: triệu đồng)
Tăng giảm 2017-2018 Tăng giảm 2018-2019 Tăng giảm 2019-2020 Tăng giảm 2020-2021 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) NỢ PHẢI TRẢ 8.802.900 144,11 -1.901.572 -12,75 -745.001 -5,73 4.261.193 34,74 Nợ Ngắn Hạn 5.522.570 101,49 -1.079.583 -9,85 -579.049 -5,86 4.318.971 46,41 Nợ Dài Hạn 3.280.330 492,04 -821.989 -20,83 -165.952 -5,31 -57.778 -1,95 VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.009.391 12,26 389.413 4,21 452.519 4,70 782.031 7,75 Vốn chủ sở hữu 1.009.391 12,26 389.413 4,21 452.519 4,70 782.031 7,75 NGUỒN VỐN 9.812.291 68,41 -1.512.159 -6,26 -292.482 -1,29 5.043.224 22,56
72
Cơ cấu nguồn vốn:
Biểu đồ 2.10: Cơ cấu Nợ phải trả và VCSH của Vnsteel
(đvt: %)
Nguồn: Tác giả tự tính tốn và tổng hợp dựa trên BCTC của TVN năm 2017-2021
Nhìn chung trong cơ cấu nguồn vốn của TCT Thép Việt Nam - CTCP, phần lớn tài sản được tài trợ bằng Nợ phải trả, trung bình giai đoạn 2017-2021 tỷ trọng nợ phải trả chiếm đến 56,65% trong Tổng TS, tỷ trọng VCSH chiếm bình qn 43,35%/năm. Bên cạnh đó, tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng tăng qua các năm, nếu 2017 tỷ trọng Nợ phải trả và VCSH lần lượt là 42,58% và 57,42% thì đến năm 2021, tỷ trọng này có sự biến động và đạt 60,32% và 39,68% trong tổng TS của DN.
Như đã phân tích cụ thể về cơ cấu vốn và tỷ trọng giữa vốn vay và VCSH ở trên, nhìn chung quy mơ của cả vốn vay và VCSH của DN đều tăng qua các năm, tiến hành phân tích cụ thể hơn về thực trạng cơ cấu vốn của Vnsteel thông qua chỉ tiêu Hệ số nợ trên Tổng tài sản và Hệ số nợ trên VCSH:
42.58 61.73 57.45 54.87 60.32 57.42 38.27 42.55 45.13 39.68 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2017 2018 2019 2020 2021 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
73
Biểu đồ 2.11: Hệ số Nợ, Hệ số D/E của Vnsteel
(đvt: triệu đồng)
Nguồn: Tác giả tự tính tốn và tổng hợp dựa trên BCTC của TVN năm 2017-2021
Hệ số Nợ phải trả trên tổng Tài sản:
Hệ số nợ là tỷ lệ % giữa Tổng nợ so với Tổng tài sản. Có thể thấy, hệ số nợ của TCT có xu hướng tăng giảm khác nhau xong nhìn chung giai đoạn 2017-2021 có xu hướng đi lên, bên cạnh đó, Hệ số nợ so với Tổng tài sản của DN ở mức tương đối thấp (đều < 1). Điều đó chứng tỏ DN có khả năng tự chủ tương đối tốt về mặt tài chính và độc lập với các chủ nợ, tổng tài sản thừa sức chi trả các khoản nợ khi đến hạn.
Mặt khác, là công ty sản xuất, DN cần đầu tư nguồn vốn ban đầu tương đối lớn để mua vật tư, trang thiết bị, th nhân cơng,… Bên cạnh đó, là cơng ty chiếm chủ yếu là vốn nhà nước, TVN cũng được Chính phủ tạo điều kiện về việc cho vay tại các Ngân hàng, vì thế việc sử dụng nợ vay đối với TCT vừa được hưởng lãi suất thấp vừa tận dụng được lá chắn thuế do chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hệ số Nợ phải trả trên VCSH (D/E):
Hệ số Nợ phải trả trên VCSH (D/E) là tỷ lệ % giữa vốn doanh nghiệp huy động được bằng việc đi vay với vốn của chủ sở hữu bỏ ra. Tỷ lệ D/E cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Qua biểu đồ hệ số D/E của TCT có thể thấy, năm 2017, hệ số D/E < 1 điều đó có nghĩa tài sản hiện có của
0.43 0.62 0.57 0.55 0.60 0.74 1.61 1.35 1.22 1.52 -1.00 -0.50 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 VCSH Tổng Nợ Tổng TS Hệ số nợ (lần) Hệ số D/E (lần)
74
doanh nghiệp phần lớn do nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ. Giai đoạn 2018-2021, chỉ số này đều có xu hướng > 1, nghĩa là tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ vay vốn bên ngoài tài trợ. Tuy nhiên, tỷ lệ này được xem là không quá cao, đạt đỉnh 1,61 lần vào năm 2018.
- So sánh hệ số nợ, hệ số D/E của DN so với các DN cùng ngành:
Sử dụng chỉ tiêu hệ số nợ trên tổng TS và hệ số nợ trên VCSH (D/E) của TVN để so sánh với 2 doanh nghiệp cùng ngành khác là HPG và HSG qua đó đánh giá cụ thể hơn về cơ cấu vốn của Vnsteel:
Biểu đồ 2.12: So sánh Hệ số nợ của TVN với các doanh nghiệp cùng ngành
(đvt: lần)
Nguồn: Tác giả tự tính tốn và tổng hợp dựa trên BCTC của HPG,HSG,TVN năm 2017-2021
Hệ số nợ phản ánh quy mô sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Qua biểu đồ, Hệ số nợ của TVN nhìn chung ở mức trung bình chung so với HPG và HSG, nếu HPG có hệ số sợ từ 0,39 – 0,55 thì hệ số nợ của HSG lại cao vượt bậc từ 0,59 – 0,76. Trong khi đó, hệ số nợ của TVN ở mức 0,43 – 0,62. Như vậy, có thể thấy, Tập đoàn Hoa Sen ưu tiên sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản hiện có của mình, tỷ trọng nợ luôn > 59% trong cơ cấu NV. Tập đồn Hịa Phát thì lại có chiều hướng ngược lại, ưu tiên sử dụng vốn tự có hơn là vốn nợ, điều đó đảm bảo cho khả năng thanh tốn của Hòa Phát tốt hơn so với Hoa Sen. Đối với Vnsteel, hệ số nợ của doanh nghiệp ở mức trung
2017 2018 2019 2020 2021 HPG 0.39 0.48 0.53 0.55 0.49 HSG 0.76 0.67 0.68 0.63 0.59 TVN 0.43 0.62 0.57 0.55 0.60 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80 HPG HSG TVN
75
bình, tùy từng thời điểm mà TVN ưu tiên sử dụng nợ hay sử dụng vốn tự có để tài trợ cho TS của mình, đặc biệt năm 2021, hệ số nợ của TVN cao hơn cả 2 DN so sánh, bởi trong năm, Nhà nước ban hành những chính sách ưu đãi với lãi vay thấp vì thế TVN đã tận dụng triệt để địn bẩy tài chính, song khả năng thanh tốn của DN vẫn được đảm bảo.
Biểu đồ 2.13: So sánh Hệ số D/E của TVN với các doanh nghiệp cùng ngành
(đvt: lần)
Nguồn: Tác giả tự tính tốn và tổng hợp dựa trên BCTC của HPG,HSG,TVN năm 2017-2021
Cùng với hệ số nợ, Hệ số nợ trên VCSH (D/E) của cũng có những diễn biến tương tự, hệ số D/E của TVN nhìn cao hơn so với HPG song lại có chiều hướng thấp hơn so với HSG, đặc biệt trong năm 2021, hệ số D/E của TVN có xu hướng tăng mạnh và cao hơn hẳn 2 DN cịn lại. Như đã phân tích ở trên, năm 2021, TVN tăng huy động vốn nợ để tài trợ cho TS, trong khi đó, VCSH của DN khơng có q nhiều sự biến động, bởi 93,39% vốn góp của CSH là vốn Nhà nước, trong giai đoạn vừa qua, vốn góp của CSH khơng thay đổi, VCSH tăng chủ yếu đến từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, nợ tăng mạnh trong khi đó VCSH chỉ có sự thay đổi nhẹ, điều đó lý giải cho việc hệ số D/E của TVN tăng mạnh ở năm 2021.
2017 2018 2019 2020 2021 HPG 0.64 0.93 1.13 1.22 0.96 HSG 3.15 2.02 2.15 1.69 1.46 TVN 0.74 1.61 1.35 1.22 1.52 0.30 0.80 1.30 1.80 2.30 2.80 3.30 HPG HSG TVN
76
2.4.2 Phân tích thực trạng sự biến động nguồn vốn
Dựa vào Bảng Cân đối kế toán qua các năm 2017 – 2021, tác giả lập bảng Phân tích cơ cấu và sự biến động của Nguồn vốn qua các năm. Từ đó, có thể nhận xét và đánh giá rõ hơn về Nguồn vốn của doanh nghiệp:
Biểu đồ 2.14: Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của Vnsteel
(đvt: triệu đồng)
Nguồn: Tác giả tự tính tốn và tổng hợp dựa trên BCTC của TVN năm 2017-2021
Nợ phải trả:
Từ năm 2017 đến năm 2021 Nợ phải trả của DN có xu hướng tăng mạnh, mặc dù giảm nhẹ ở năm 2019 và 2020, song sau 5 năm, tỷ lệ nợ phải trả của DN tăng hơn 1,7 lần cụ thể năm 2017, nợ phải trả của DN đạt 6.108 tỷ đồng, con số này đã tăng lên 16.525 tỷ đồng vào năm 2021, tốc độ tăng trung bình hàng năm ước đạt 40%/năm, đặc biệt tăng mạnh ở năm 2018 với hơn 8.802 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nợ, Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu đến 78% trong tổng nợ phải trả và 44,39% trong tổng nguồn vốn. Nợ ngắn hạn tăng đột biến ở năm 2018 gấp gần 5 lần so với năm 2017. Các khoản vay lớn chủ yếu đến từ Vay và nợ thuê tài chính Ngắn hạn với hơn 3.568 tỷ đồng do các công ty thành viên thực hiện vay vốn, như: công ty mẹ với hơn 727 tỷ đồng, CT TNHH MTV Thép miền Nam lên đến 1.387 tỷ đồng, CTCP Kim khí TP HCM với 377 tỷ đồng và các đơn vị khác, cũng như các khoản nợ dài hạn
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 VCSH 8,235,861 9,245,252 9,634,665 10,087,184 10,869,215 Nợ phải trả 6,108,252 14,911,152 13,009,580 12,264,579 16,525,772 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Nợ phải trả VCSH
77
khác đến hạn phải trả,.. Việc thực hiện vay nợ giúp DN tận dụng được tối đa đòn bẩy tài chính đối với DN.
Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, có xu hướng tăng mạnh ở năm 2018 và giảm dần qua các năm, đến năm 2021, nợ dài hạn của TCT đạt 2.901 tỷ đồng, chiếm 10,59% trong tổng Nguồn vốn của DN. Phần lớn nợ dài hạn là nợ vay và thuê tài chính dài hạn lên đến 1.803 tỷ đồng vào năm 2021, như vậy chiếm tỷ trọng 62% trong cơ cấu nợ dài hạn của DN.
Vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng đều qua các năm, mức VCSH của DN sau 5 năm tăng hơn 2.633 tỷ đồng, tương ứng mức tăng đến 32%. Tuy nhiên, mặc dù tăng đều qua các năm song tỷ trọng của VCSH trong tổng NV lại có xu hướng giảm, cụ thể đạt: 57,42% (2017), 38,27% (2018), 42,55% (2019), 45,13% (2020) và 39,68% (2021).
Như vậy, về cơ cấu nguồn vốn, bên cạnh việc tăng VCSH thì Vnsteel cũng chủ động sử dụng thêm các loại vốn vay. Chứng tỏ rằng, TVB vừa nâng cao khả năng tự chủ, vừa lợi dụng hiệu quả địn bẩy tài chính nhằm tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp.
2.4.3 Phân tích cấu trúc nợ của doanh nghiệp
Sử dụng vốn vay từ những DN có quy mơ nhỏ đến những DN có quy mơ lớn ngày càng phổ biến bởi việc sử dụng vốn vay giúp hỗ trợ DN mở rộng quy mơ, các đơn vị có tiềm lực tài chính hạn hẹp, đặc biệt sử dụng vốn vay hợp lý giúp DN hưởng lợi từ lá chắn thuế,.. các đơn vị thành viên của TCT Thép Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng trên.
Để phân tích cấu trúc nợ của Vnsteel, tác giả tiến hành phân loại nợ phải trả của TCT theo kỳ hạn trả nợ bao gồm: Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn; bên cạnh đó tiến hành phân theo đối tượng trả nợ bao gồm: Nợ vay ngân hàng, tổ chức tín dụng và nợ phải trả khác.
78
Biểu đồ 2.15: Phân tích cấu trúc nợ theo kỳ hạn trả nợ của Vnsteel
(đvt: %)
Nguồn: Tác giả tự tính tốn và tổng hợp dựa trên BCTC của TVN năm 2017-2021
Tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ của TCT Thép Việt Nam chiếm tỷ trọng chủ yếu, trung bình chiếm đến 78,35% trong giai đoạn 2017-2021, tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng tăng giảm không đồng đều qua các năm. Nếu năm 2017, Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 89,09%, tuy nhiên chỉ tiêu này giảm hơn 15% và đạt 73,53% vào năm 2018, giai đoạn 2019-2020 nợ NH có sự biến động nhẹ với mức tăng 2,45% (2019) và giảm 0.11% (2020). Năm 2021, Nợ NH có xu hướng tăng đến 6,57% và chiếm đến 82,44% trong tổng nợ phải trả của DN.
Đối lập với tỷ trọng nợ NH, Nợ dài hạn của DN có xu hướng tăng tỷ trọng trong tổng nợ, năm 2017 chỉ đạt 10,91% (2017) và tăng lên 17,56% (năm 2021), nhìn chung trong cả giai đoạn, tỷ trọng trung bình của Nợ dài hạn trong chỉ tiêu tổng nợ ước đạt 21,65%.
Là doanh nghiệp sản xuất, chủ yếu các khoản vay ngắn hạn được DN sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn phục vụ cho quá trình sản xuất như: nguyên liệu, vật liệu đầu vào, chi phí nhân cơng,..
89.09 73.53 75.98 75.87 82.44 10.91 26.47 24.02 24.13 17.56 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn
79
2.4.3.2 Phân tích cấu trúc nợ theo đối tượng trả nợ
Bảng cân đối kế toán qua các năm của DN cho thấy rõ từng tiểu mục trong nợ phải trả của DN. Trong cơ cấu nợ ngắn hạn, các tiểu mục chiếm tỷ trọng chủ yếu có thể kể đến: Phải trả người bán, Chi phí phải trả ngắn hạn, Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, Phải trả ngắn hạn khác,… Trong cơ cấu nợ dài hạn, chiếm tỷ trọng lớn phần lớn đến từ vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Cụ thể hơn về cấu trúc nợ theo đối tượng được thể hiện:
Bảng 2.10: Cấu trúc nợ theo đối tượng trả nợ của Vnsteel
(đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ 6.108.252 14.911.152 13.009.580 12.264.579 16.525.772
Nợ ngắn hạn 5.441.575 10.964.145 9.884.562 9.305.513 13.624.484
Phải trả người bán 988.654 2.438.855 1.591.452 1.467.938 2.960.393
Người mua trả tiền trước 14.314 38.913 68.002 50.612 27.799
Thuế phải nộp Nhà nước 458.755 632.322 533.534 461.186 481.102
Phải trả người lao động 172.238 235.538 227.095 372.020 481.176
Chi phí phải trả ngắn hạn 58.096 587.889 1.149.101 1.355.558 1.664.592
Doanh thu chưa thực hiện NH 701 1.455 736 3.169 4.768
Phải trả ngắn hạn khác 484.204 458.366 784.621 736.203 969.891
Vay và nợ thuê tài chính NH 3.210.076 6.482.762 5.451.387 4.761.905 6.901.855
Dự phòng phải trả ngắn hạn 3.340 9.921 29.054 56.873
Quỹ khen thưởng,phúc lợi 51.197 88.045 68.713 67.868 76.035
Nợ dài hạn 666.677 3.947.007 3.125.018 2.959.066 2.901.288
Chi phí phải trả dài hạn 520 413.512 120.920 232.252 253.512
Phải trả dài hạn khác 623.035 653.893 622.296 623.900 625.094
Vay và nợ thuê tài chính DH 35.892 2.843.776 2.329.758 2.028.286 1.803.665
Thuế TN hoãn lại phải trả 7.230 1.606 3.780 3.537 4.580
Dự phòng phải trả dài hạn 34.220 48.264 71.091 214.437
Nguồn:[ 1 ]
Tiến hành phân chia cấu trúc nợ theo 2 đối tượng chính: (1) Phải trả nợ vay; (2) Phải trả khác để làm rõ hơn về cấu trúc nợ của DN:
80
Biểu đồ 2.16: Cấu trúc nợ theo đối tượng trả nợ của Vnsteel
(đvt: triệu đồng)
Nguồn: Tác giả tự tính tốn và tổng hợp dựa trên BCTC của TVN năm 2017-2021
Phải trả nợ vay: