Trần Lê Hồng (2021), “Vấn đề về quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 70 - 72)

giải pháp hoàn thiện”, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp trường - Sửa đổi, bổ sung Luật Sở

nhiên, các quy định của Luật SHTT và Nghị định 22/2018/NĐ-CP về cơ bản, đưa ra khái niệm thông thường về các loại hình tác phẩm hoặc cách thức tạo ra tác phẩm mà chưa làm rõ các yếu tố cấu thành tác phẩm. Thực tế cho thấy, việc khơng xác định được phạm vi bảo hộ QTG có thể dẫn đến những tranh chấp phức tạp. Điển hình là tranh chấp giữa Công ty Hàng gia dụng quốc tế và Tập đồn giải trí nổi tiếng của Hoa Kỳ là Marvel Entertainment Group và Marvel Characters, Inc. (“Marvel”) đối với nhãn hiện “X- MEN”. Khi Công ty hàng gia dụng quốc tế được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 63481, “Marvel” đã khởi kiện đề nghị hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu này vì trùng với tên nhân vật và các hình ảnh X-Men sử dụng trong các tác phẩm truyện tranh. Liên quan đến tranh chấp này, Cụ Bản quyền tác giả có cơng văn số 454/BQTG-BQ ngày 01/11/2006 có nêu,

“Bộ luật dân sự năm 1995 (cũ), Bộ luật dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành khơng có quy định về việc bảo hộ tên nhân vật trong tác phẩm”. Như vậy, nếu tên nhân vật

khơng được bảo hộ thì câu hỏi đặt ra là căn cứ vào đâu để Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN quy định việc dấu hiệu chữ bị coi là khơng có khả năng phân biệt nếu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên gọi của các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người khác đã được biết đến một cách rộng rãi, trừ tường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó143. Hơn nữa, ngồi tên gọi của nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm cũng được bảo hộ QTG và có khả năng ảnh hưởng đến việc sử dụng của bên thứ ba. Nếu các yếu tố này không được bảo hộ, tức nằm ngồi phạm vi bảo hộ tác phẩm thì việc sử dụng bởi bên thứ ba sẽ là “hợp pháp” vì chủ sở hữu QTG khơng có độc quyền với các yếu tố này. Vậy vấn đề đặt ra là những yếu tố nào của tác phẩm được bảo hộ và căn cứ vào đâu để xác định những yếu tố được bảo hộ đó. Vấn đề sẽ càng trở nên phức tạp khi các yếu tố có thể thuộc phạm vi bảo hộ QTG có thể khác nhau ở những loại hình tác phẩm khác nhau. Điều này có thể khiến việc thực hiện QTG trong thực tiễn trở nên bất khả thi.

143 Mục 39.3.1 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và

Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và sở hữu cơng nghiệp và được sửa đổi bổ sung năm 2010, 2011, 2013, 2016

Đối với trường hợp làm tác phẩm phái sinh, một trong các yêu cầu để tác phẩm phái sinh được bảo hộ QTG như tác phẩm gốc là phải đảm bảo được QTG đối với tác phẩm gốc. Việc bảo hộ tác phẩm phái sinh được Công ước Berne điều chỉnh tại Khoản 3 Điều 2, trong đó có nhấn mạnh đến bảo hộ tác phẩm phái sinh nhưng không được làm phương hại đến QTG của tác phẩm gốc. Và việc xác định khả năng có gây phương hại hay khơng thì phải dựa vào cả hai yếu tố: quyền nhân thân và quyền tài sản. Nói cách khác, việc làm ra tác phẩm phái sinh phải không xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả và quyền tài sản của chủ sở hữu nếu tác giả và chủ sở hữu không phải cùng một người. Thực tế, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gốc là một trong những quyền nhân thân không thể chuyển giao, luôn thuộc về tác giả. Tuy nhiên, quyền cho phép làm tác phẩm phái sinh lại một trong các quyền tài sản, và quyền này có thể khơng thuộc về tác giả. Nói cách khác, nếu tác giả và chủ sở hữu QTG khơng phải cùng một người, thì quyền cho phép làm tác phẩm phái sinh hoàn toàn độc lập với quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gốc144. Mà thực tiễn cho thấy, việc làm tác phẩm phái sinh thường chỉ tính đến yếu tố về mặt quyền tài sản, tức là chỉ đảm bảo khía cạnh có sự đồng ý cho làm tác phẩm phái sinh và các điều kiện làm tác phẩm phái sinh (trả tiền phí sử dụng tác phẩm gốc…) của chủ sở hữu QTG. Do đó, hồn tồn có thể xảy ra tình trạng xâm phạm quyền “bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm gốc” trong q trình hình thành tác phẩm phái sinh. Tuy nhiên, yêu cầu đảm bảo yếu tố quyền nhân thân (bảo đảm sự toàn vẹn của tác phẩm gốc) và quyền tài sản khi đánh giá các yếu tố xâm phạm trong tác phẩm phái sinh theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP khá rõ ràng khi dựa vào các yếu tố đặc trưng của tác phẩm như: nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, tình tiết của tác phẩm gốc145.

Trong việc xác định các yếu tố xâm phạm QTG, ngoài dựa vào phạm vi bảo hộ, thì cần phải có sự so sánh đối tượng được tạo ra mà bị coi là xâm phạm QTG xâm phạm đến các yếu tố cấu thành nên tác 144 Trần Văn Hải (2012), “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh”, Tạp chí Khoa

học pháp lý số 4, tr. 22.

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w