chứng minh trong Tố tụng dân sự”, https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/551,
chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc”.Về mặt ngữ nghĩa, “nghĩa vụ” được giải thích là công việc bắt buộc phải làm, không được lựa chọn, nếu không làm thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi96. Và nếu chứng minh được hiểu dưới góc độ là nghĩa vụ thì chứng minh là công việc bắt buộc phải làm, nếu không chứng minh được thì người có nghĩa vụ chứng minh phải chấp nhận những hậu quả bất lợi97.
Hoạt động xét xử các vụ án dân sự là hoạt động phát sinh trên cơ sở tranh chấp giữa các bên có lợi ích đối lập nhau nhưng bình đẳng về địa vị pháp lý, do đó, có một quy tắc chung cho các bên đương sự, “Người nào đề ra một luận điểm cần có chứng cứ thì phải chứng minh”98. Theo quy tắc này, mỗi bên đương sự có nghĩa vụ phải chứng minh những sự kiện, tình tiết mà mình đã viện dẫn làm cơ sở cho những yêu cầu hay phản đối vủa mình. Quy định này xuất phát từ cơ sở, khi yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thì với tư cách là người trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung có tranh chấp, đương sự là người hiểu rõ nhất nguyên nhân, lý do, cơ sở cho yêu cầu của mình, nắm được những thiệt hại và hậu quả bất lợi mà mình phải chịu. Do đó, chính đương sự là chủ thể có khả năng nhất trong việc chủ động đưa ra những lý lẽ, lập luận, suy luận logic để bảo vệ cho quyền lợi của mình. Ngoài ra, trong suốt các giai đoạn của hoạt động tố tụng, quyền và nghĩa vụ chứng minh của các đương sự không bất biến mà có thể chuyển từ bên đương sự này sang bên khác. Cụ thể, nghĩa vụ chứng minh có thể chuyển từ nguyên đơn sang bị đơn nếu bị đơn có đưa ra yêu cầu phản tố hoặc bị đơn muốn viện dẫn tình tiết, sự kiện gì đó để bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn.
Như vậy, “nghĩa vụ chứng minh” của đương sự có thể tóm tắt bằng các đặc điểm cơ bản sau: (i) Nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên đương sự nào muốn viện dẫn sự kiện, tình tiết làm cơ sở cho nhưng yêu cầu hoặc phản đối của mình; (ii) Nghĩa vụ chứng minh có thể 96 Trần Phương Thảo (2014), “Bàn về nghĩa vụ chứng minh được quy định tại Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học, số 3, tr. 42.