quyết yêu cầu dựa trên những chứng cứ đã được đưa ra. Ngược lại, người yêu cầu sẽ không thể được bồi thường nếu khơng thể chứng minh được mình đã chịu tổn thất về tinh thần do hành vi xâm phạm QTG. Nói tóm lại, một trong những quyền và nghĩa vụ đầu tiên của chủ sở hữu quyền và người vi phạm quyền trong các vụ án nói chung, vụ án về hành vi xâm phạm QTG nói riêng là quyền và nghĩa vụ chứng minh.
(iii) Phạm vi các loại tổn thất được bồi thường:
Điểm b khoản 1 Điều 204 Luật SHTT liệt kê thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất về tinh thần khác gây ra cho tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, và các thiệt hại này phát sinh chủ yếu từ hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả. Như vậy, nếu chủ thể nào cho rằng mình chịu tổn thất về tinh thần thì phải chứng minh tổn thất của mình dựa trên cơ sở phạm vi về tổn thất, phạm vi về hành vi trái pháp luật đã được liệt kê trong Luật SHTT. Việc quy định theo kiểu liệt kê tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể bị xâm phạm trong việc xác định mình có thuộc trường hợp được bồi thường hay không. Tuy nhiên, phương pháp liệt kê cũng có những hạn chế riêng, chẳng hạn như pháp luật về SHTT đã vơ hình chung giới hạn quyền được bảo vệ một cách toàn vẹn của tác giả, tạo ra một sự cứng nhắc, dễ dẫn đến sự thiếu sót trong hồn cảnh thế giới liên tục thay đổi, từ đó khiến cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm không được bảo vệ một cách xứng đáng và hợp lý.
1.4. Nghĩa vụ chứng minh hành vi xâm phạm đã gây ratổn thất tinh thần tổn thất tinh thần
1.4.1. “Nghĩa vụ chứng minh” trong hoạt động tố tụngdân sự dân sự
“Chứng minh” là dùng để chỉ dạng hoạt động phổ biến của con người trong đời thường nhằm “làm cho thấy rõ là có thật, là
đúng bằng sự việc hoặc bằng lý lẽ hoặc dùng suy luận logic vạch rõ một điều gì đó là đúng”94. Thế giới khách quan luôn tồn tại nhiều sự vật, sự việc, hiện tượng khác nhau đòi hỏi con người phải nhận thức và đánh giá. Mỗi sự vật, hiện tượng đó lại có những đặc tính, mang bản chất khác nhau, có những đặc điểm, đặc tính có thể được nhận 94 Viện ngôn ngữ học – Trung tâm từ điển học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr. 192
biết bằng giác quan, nhận thức và sự tìm hiểu thơng thường. Tuy nhiên, cũng tồn tại những khía cạnh, đặc tính khơng thể nhận biết được ngay bằng kiến thức thông thường, mà cần phải trải qua một q trình tư duy, giải thích, móc nối các sự kiện để đi đến được kết luận, trong đó, bước đầu tiên là phải đưa ra những giả thiết để định hướng tư duy, rồi tổng hợp những sự kiện khách quan để có thể đi đến kết luận cuối cùng. Cả quy trình giải quyết, tư duy logic các sự kiện, hiện tượng này gọi là chứng minh. Q trình chứng minh diễn ra liên tục, khơng ngừng nghỉ, xuất hiện trong mọi mặt của cuộc sống, trong mọi lĩnh vực khoa học, chính trị, xã hội và tạo động lực cho sự phát triển, khám phá, tìm tịi.
Trong tố tụng dân sự nói chung, chứng minh cũng là một dạng hoạt động, nhưng không phải là hoạt động đời thường mà là hoạt động tố tụng, là việc sử dụng chứng cứ với mục đích tái hiện lại trước Tịa án vụ việc dân sự đã xảy ra trong quá khứ một cách chính xác, tỉ mỉ nhất có thể. Qua đó, Tịa án có thể khẳng định có hay khơng các sự kiện, tình tiết khách quan, làm cơ sở cho yêu cầu hay phản đối của các bên đương sự trong vụ việc dân sự. Hoạt động này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về sử dụng chứng cứ, thông qua các hoạt động tố tụng cụ thể, bao gồm cung cấp chứng cứ, thu thập chứng cứ, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ. Tổ hợp các hoạt động này chính là nội dung của hoạt động chứng minh. Nói khác đi, trong tố tụng dân sự, chứng mình là hoạt động tố tụng mà trong đó các chủ thể tố tụng làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc bằng những biện pháp do pháp luật quy định95.
Khoản 1 Điều 91 Bộ luật TTDS 2015 đã đề ra một nguyên tắc chung được áp dụng xuyên suốt trong pháp luật dân sự nói chung và các luật chuyên ngành nói riêng, đó là “đương sự có u cầu Tịa án
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp”. Khoản 4 Điều 91 Bộ luật TTDS 2015 cũng
nêu ra hậu quả của việc đương sự không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chứng minh của mình, theo đó, “đương sự có
nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được