bị thiệt hại. Như vậy, Bộ luật Hồng Đức đã bước đầu thừa nhận sự tồn tại của trách nhiệm bồi thường tổn thất tinh thần mặc dù chỉ ghi nhận một cách gián tiếp. Tuy nhiên, bởi vì hạn chế lịch sử, bộ luật vẫn còn sự phân biệt đối xử trong trách nhiệm dân sự giữa các chủ thể vi phạm, các điều luật đã dẫn vẫn còn xuất hiện những quy định mang tính chất bảo vệ tầng lớp thượng lưu, có địa vị trong xã hội67.
Văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam ghi nhận trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại về nhân thân, tinh thần là BLDS 1995. Cụ thể, Khoản 4 Điều 613, Khoản 4 Điều 615, Khoản 3 Điều 615 BLDS 1995, theo đó, người xâm phạm buộc phải bồi thường “một khoản tiền” để “bù đắp về tinh thần” cho bên chịu thiệt hại. Văn bản đầu tiên hướng dẫn cho vấn đề này là Công văn số 16/1999/HĐXX của Tòa án nhân dân tối cao ngày 1 tháng 2 năm 1999 về một số vấn đề hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng. Trong đó, đã khẳng định, “Những thiệt hại về tinh thần là
những thiệt hại phi vật chất, khơng thể có cơng thức chung để quy ra bằng tiền áp dụng cho các trường hợp. Việc giải quyết bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cũng chỉ tuỳ vào từng trường hợp nhằm mục đích an ủi, động viên và phần nào đó tạo Điều kiện thêm để có thể khắc phục khó khăn, làm dịu đi nỗi đau cho chính nạn nhân hay cho thân nhân trong gia đình họ”68. Sau đó, Nghị quyết 01/2004/NQ/HĐTP hướng dẫn một số quy định của BLDS về BTTH ngoài hợp đồng cũng tiếp tục đưa ra quy định cụ thể hơn cho trách nhiệm bồi thường tổn thất tinh thần, “Thiệt hại do tổn thất tinh
thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân, phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát, về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm…”. Như vậy, Nghị quyết đã phần
nào đưa ra được một khái niệm cụ thể hơn cho tổn thất tinh thần, giúp chủ thể quyền xác định được mình có đang chịu tổn thất trong phạm vi pháp luật quy định và được quyền yêu cầu bồi thường cho thiệt hại đó hay khơng.