Cục sở hữu trí tuệ (2013), tlđd (137), tr

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 72 - 73)

phẩm hay không. Các nguyên tắc cơ bản được sử dụng để dánh giá bản sao chép so với bản gốc được quy định cụ thể trong Khoản 5 Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP. Cụ thể, phải so sánh một bản sao hoặc tác phẩm với bản gốc của tác phẩm hoặc tác phẩm gốc để xác định đối tượng đó có phải là yếu tố xâm phạm QTG hay không. Bản sao được xem là yếu tố xâm phạm nếu thỏa mãn một trong các trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP: (i) Bản sao là bản sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm đang được bảo hộ của người khác; (ii) Tác phẩm (phần tác phẩm) là một phần hoặc toàn bộ sản phẩm đang được bảo hộ của người khác; (iii) Tác phẩm, phần tác phẩm có nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm đang được bảo hộ của người khác. Các hành vi xâm phạm QTG rất đa dạng, ảnh hướng nặng nề đến tác giả và xã hội. Đặc biệt, trong kỷ nguyên công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra một bước ngoặc mới về tốc độ chia sẻ và lan tỏa thơng tin, trong đó có tác phẩm146. Do đó, hệ quả của những hành vi xâm phạm QTG trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết, trong đó, độc quyền sao chép là một trong những quyền tài sản quan trọng nhất của chủ sở hữu QTG và cũng là quyền thường bị xâm phạm nhiều nhất trong môi trường truyền thống cũng như môi trường internet147. Điều 213 Luật SHTT có định nghĩa, hàng hóa sao chép lậu là một dạng của hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ và được hiểu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể của QTG. Các trường hợp sao chép được Nghị định 105/2006/NĐ-CP liệt kê bao gồm các yếu tố: có bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép và có phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép. Trong những trường hợp được liệt kê này, các yếu tố được chỉ là chính là những yếu tố xâm phạm QTG, sản phẩm có yếu tố này sẽ được định nghĩa là hàng hóa sao chép lậu.

Như đã đề cập, việc xác định yếu tố xâm phạm là bước rất quan trọng, góp phần trong việc xác định hành vi xâm phạm QTG, từ 146 Vũ Thị Hồng Yến (2019), “Quyền tác giả đối với tác phẩm trong môi trường công

nghiệp 4.0 tại các cơ sở giáo dục đại học”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 21, tr. 11.

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w