Bản án số 96/2010/KDTM-PT ngày 03/6/2010 của Tòa án nhân dân TP Hà Nội.

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 58 - 59)

định này khiến cho việc thực hiện quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu QTG trở nên khó khăn và thiếu tính thực tế.

Kinh nghiệm pháp luật quốc tế cho thấy hướng xử lý dễ áp dụng hơn đối với chủ thể bị xâm phạm quyền SHTT. Ví dụ như Luật về lỗi của Singapore quy định rằng, khi nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm, thì các thiệt hại được coi là đã phát sinh. Học thuyết về thiệt hại suy đoán sẽ áp dụng cho các trường hợp xâm danh dự nhân phẩm cụ thể như hành vi làm mất uy tín nghề nghiệp, uy tín kinh doanh của nguyên đơn127. Một tác giả khi bàn về vấn đề bồi thường tổn thất tinh thần trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng đưa ra ý kiến như sau: Đối với những yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần (danh dự, nhân phẩm, uy tín và các yếu tố tinh thần khác) bị xâm phạm, thì khơng cần phải chứng minh thiệt hại cho Tòa án, thiệt hại ở đây được xác định theo phương pháp suy đoán128. Tức là, tác giả trong bài viết cho rằng, có nhiều trường hợp bản thân hành vi trái pháp luật đã gây ra hậu quả về tinh thần cho chủ thể bị xâm phạm chứ khơng cần phải có sự chứng minh, bởi tính chất tổn thất tinh thần rất khó để định hình và chứng minh. Hướng giải quyết này thể hiện tính hợp lý nhất định khi áp dụng trong trường hợp xác định tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm QTG, đặc biệt là những hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả. Trong vụ tranh chấp liên quan đến hành vi xâm phạm QTG giữa ông Trọng và ông Đăng129, đối với yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần của ơng Trọng, Tịa án đã chấp nhận một phần và đưa ra các căn cứ bao gồm: về phía bị đơn, hành vi xâm phạm của ơng Đăng là có nhưng chưa đến mức nghiêm trọng và không phải lỗi cố ý; về phía ngun đơn, bản thân ơng Trọng cũng khơng chứng minh được việc ông Đăng sử dụng hai ca khúc do ông sáng tác đã gây ảnh hưởng xấu và làm giảm sút uy tín của ơng130. Nói cách khác, Tịa án rõ ràng đã chấp nhận yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần của 127 Gary Chan Kok Yew, (2011), “So sánh pháp luật về trách nhiệm ngoài hợp đồng và lỗi

(Tort) của Singapore và Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 6/2011, tr. 52.

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w