Trần Hồng Phong (2020), “Ăn cắp tác phẩm báo chí tràn lan trên mạng”,

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 81 - 85)

htTp.s://nld.com.vn/cong-nghe/an-cap-tac-pham-bao-chi-tran-lan-tren-mang- 20201110211022981.htm, truy cập lần cuối 17/10/2021.

164 Tamás Fézer, tlđd (151), tr.53. 165 Tamás Fézer, tlđd (151), tr. 53.

khi thực hiện hành vi xâm phạm có vai trị rất lớn trong việc đem đến một sự đền bù thích đáng hơn cho chủ thể quyền, chẳng hạn như trong trường hợp tác phẩm bị xâm phạm lại là cuốn sách đầu tiên của một tác giả, và việc xâm phạm này có thể ảnh hưởng đến cả chặng đường viết sách sau này của chính tác giả đó. Vì vậy, Tịa án nên sử dụng hồn cảnh xâm phạm như một tiêu chí để ấn định mức độ tổn thất, nhằm đưa ra những hướng xử lý linh hoạt, hợp lý hơn.

Có thể thấy, quy định của pháp luật về căn cứ ấn định mức bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm quyền QTG còn rất hạn chế, phụ thuộc phần nhiều vào nhận định chủ quan của Tòa án, dẫn đến nhiều bất cập, thiếu thống nhất trong việc xử lý tranh chấp. Do đó, cần có văn bản hướng dẫn nhằm hệ thống hóa một nhóm các căn cứ cơ bản ấn định mức bồi thường để chủ thể quyền có thể dựa vào đó mà chứng minh, và Tịa án dựa vào đó mà đưa ra quyết định.

Trong nhóm các căn cứ trên, có những tiêu chí mang tính chất khách quan, có thể được xác định thông qua các bước kiểm tra chuyên môn (như mức độ phổ biến của tác phẩm, độ nhận diện đối với đối tượng khán giả được nhắm đến,…), cũng có những tiêu chí mang tính chủ quan, khơng thể đánh giá, kết luận bằng những bằng chứng cụ thể được. Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua những căn cứ chủ quan này, vì bản chất của bồi thường tổn thất tinh thần là dựa trên những mất mát chỉ có thể cảm thấy, nhận thấy được, đây chính là điểm khác biệt so với thiệt hại về vật chất. Do đó, nếu bỏ qua những căn cứ “định tính”, vơ hình chung khơng bao qt hết được những tổn thất mà chủ thể quyền phải gánh chịu, và gần như đánh đồng với thiệt hại vật chất. Tuy không thể đưa ra những bằng chứng trực tiếp để chứng minh, nhưng các tiêu chí như xác định giá trị của tác phẩm có thể được chứng mình thơng qua những chứng cứ gián tiếp đã được liệt kê bên trên. Nói tóm lại, khi xét đến yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần cho chủ thể quyền, Tịa án nên xem xét dựa trên góc độ của người bị xâm phạm, chứ không phải chỉ dựa trên mỗi hành vi xâm phạm để có thể nhận ra được những thiệt hại mà chủ thể quyền phải chịu một cách chính xác và khách quan nhất. Ngồi đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí giúp ấn định mức bồi thường tổn thất tinh thần, thì án lệ có thể trở thành một nguồn quan trọng góp phần giải quyết các vụ án liên quan đến

QTG một cách dễ dàng hơn. Bởi vì, mỗi tác giả, mỗi tác phẩm sẽ chịu những tổn thất tinh thần khác nhau, và rất khó có một quy chuẩn chung, khái quát hết những trường hợp có thể xay ra, do đó, án lệ với đặc điểm là những vụ việc cụ thể, xảy ra trong hồn cảnh cụ thể là những ví dụ về thực tiễn xét xử một cách hiệu quả nhất.

Kết luận Chương 2

Chương 2 của luận văn đề cập và phân tích những vấn đề có liên quan đến ấn định mức bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm QTG. Bao gồm:

1. Trước khi bàn luận đến các căn cứ dùng để xác định mức bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm QTG, luận văn đề cập đến một trong những nội dung chính của khía cạnh hành vi xâm phạm QTG, đó là “yếu tố xâm phạm” QTG. Việc nhận diện và xác định sự tồn tại của “yếu tố xâm phạm”, vai trò của “yếu tố xâm phạm” trong việc xác định “hành vi xâm phạm” sẽ góp phần đưa ra các biện pháp xử lý xâm phạm chính xác nhất. Từ đó, mới tạo cơ sở vững chắc để đưa ra những yêu cầu bồi thường thiệt hại có căn cứ, hợp tình, hợp lý. Cụ thể, luận văn phân tích và đi đến kết luận, yếu tố xâm phạm QTG trong đối tượng bị xem xét theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP chính là sự thể hiện ra bền hay kết quả của việc thực hiện hành vi xâm phạm QTG.

2. Luận văn phân tích các yếu tố là căn cứ ấn định mức bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm QTG. Quy định pháp luật không đưa ra các căn cứ cụ thể để chủ thể quyền và cơ quan xét xử dựa vào để đưa ra yêu cầu và mức bồi thường hợp lý. Điều này khiến chủ thể quyền gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước hành vi xâm phạm QTG của chủ thể khác.

PHẦN KẾT LUẬN

QTG không chỉ đơn thuần là một thuật ngữ pháp lý, mà còn là một chế định pháp luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật xác định và bảo hộ quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; chống lại sự sao chép trái phép tác phẩm được bảo hộ QTG166. Trong đó, bồi thường tổn thất tinh thần do xâm phạm QTG là một biện pháp dân sự quan trọng giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền. Biện pháp bồi thường tổn thất tinh thần trong dân sự nói chung, bồi thường trong lĩnh vực QTG nói riêng đã được quy định một cách rõ ràng, tường minh hơn kể tự BLDS 2005 và được hồn thiện dần cho đến nay. Tuy nhiên, có thể thấy, quy định pháp luật về vấn đề này vẫn còn khá chung chung, rải rác và thiếu tính thực tiễn. Dẫn đến khó khăn cho cả chủ thể quyền khi muốn yêu cầu bồi thường và cơ quan thực thi pháp luật khi ấn định mức bồi thường. Từ những trăn trở đó, Luận văn đã nghiên cứu các vấn đề sau:

Thứ nhất, Luận văn đã chỉ ra, phân tích một số khía cạnh cơ bản, quan trọng, liên quan trực tiếp đến vấn đề bồi thường tổn thất tinh thần trong lĩnh vực QTG. Cụ thể, Luận văn nghiên cứu về khái niệm QTG, khái niệm tổn thất tinh thần, nguyên tắc bồi thường tổn thất tinh thần và khái niệm yếu tố xâm phạm QTG.

Thứ hai, Luận văn đi sâu vào nghiên cứu nghĩa vụ chứng minh của chủ thể quyền đối với yêu cầu bồi thường tổn thất do hành vi xâm phạm QTG của mình. Cụ thể, Luận văn chỉ ra và phân tích ba giai đoạn cơ bản của quá trình chứng minh, bao gồm: chứng minh quyền tác giả, chứng minh hành vi xâm phạm quyền nhân thân và chứng minh tổn thất tinh thần. Trong q trình nghiên cứu, Luận văn có đưa ra một vài kiến nghị nhằm khiến cho nghĩa vụ chứng minh này trở nên dễ tiếp cận hơn đối với chủ thể quyền, giúp họ tăng cao khả năng được chấp thuận yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần.

Thứ ba, Luận văn phân tích các căn cứ nhằm ấn định mức bồi thường tổn thất tinh thần. Dựa trên một số bản án thực tế, kinh nghiệm và quy định pháp luật quốc tế, Luận văn có đưa ra một vài tiêu chí có thể trở thành căn cứ để ấn định mức bồi thường tổn thất tinh thần. Các tiêu chí này xoay quanh ba đối tượng chính: chủ thể bị xâm phạm, đối tượng bị xâm phạm và chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm.

Trên đây là nội dung nghiên cứu của tác giả về chủ đề bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm QTG. Trong khn khổ luận văn và trình độ chun mơn có hạn, tác giả vẫn chưa thực sự đưa ra những phương án giải quyết triệt để nhất cho bất cập được nói đến.

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w