Khoả n1 Điều 25 Nghị định 105/2006/NĐ-CP 104 Phùng Trung Tập, tlđd (75), tr 7.

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 48 - 53)

- Về đối tượng bị xâm phạm: đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, đối tượng được xem xét trong trường hợp này là tác phẩm- được bảo hộ bởi QTG. Tác phẩm sẽ chính thức được bảo hộ kể từ thời điểm được hình thành dưới một dạng hình thức nhất định, và khơng phụ thuộc vào việc có đăng ký QTG hay khơng. Việc đăng ký chỉ có ý nghĩa như một chứng cứ chứng minh một chủ thể có QTG đối với tác phẩm, trừ trường hợp chủ thể khác có thể chứng minh ngược lại. Nếu khơng có giấy đăng ký, tác giả vẫn có thể chứng minh bằng nhiều cách khác.

Trong vụ án tranh chấp QTG liên quan đến bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt,105 nguyên đơn là ông Linh đã khởi kiện yêu cầu xác định ơng là tác giả duy nhất đối với hình thức thể hiện gốc của bốn nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo và Cả Mẹo. Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn với những lập luận như trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn cũng thừa nhận nguyên đơn là người trực tiếp vẽ ra các nhân vật và bắt đầu xuất hiện từ tập một 1 của bộ truyện tranh do Phan Thị xuất bản. “Trên các ấn phẩm phát

hành đều thể hiện nguyên đơn (bút danh Lê Linh) là người thể hiện phần tranh minh họa, ngồi ra một số mục khác như q trình thực hiện bộ truyện mà theo trình bày của bà Phan Thị Mỹ Hạnh là để giao lưu với bạn đọc thì đều thể hiện họa sĩ Lê Linh là trác giả”. Tòa

án đã căn cứ vào khoản 1 Điều 745, Điều 754 BLDS 1995 và Điều 6 Nghị định số 76/1996/NĐ-CP để xác định ông Linh là tác giả duy nhất của tác phẩm. Như vậy, QTG của ông Linh trong vụ án này không được xác định bằng giấy chứng nhận mà do từ các bằng chứng cụ thể khác. Về thời hạn bảo hộ, do quyền về nhân thân là yếu tố gắn liền với tác giả, nên hầu hết các quyền này (trừ quyền công bố tác phẩm) đều được bảo hộ vô thời hạn. Như vậy, hành vi xâm phạm phải thỏa mãn căn cứ về đối tượng xâm phạm, đối tượng đó phải là tác phẩm được bảo hộ và phải thỏa mãn điều kiện phát sinh quyền QTG theo quy định của pháp luật.

- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét: theo định nghĩa mà Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về BTTH ngồi hợp đồng đề cập, thì 105 Bản án số 774/2019/DSPT ngày 03/9/2019 của Tịa án nhân dân TP.. Hồ Chí Minh

“yếu tố” là “sản phẩm, quy trình hoặc là một phần, bộ phận cấu

thành sản phẩm hoặc quy trình”. Cịn “yếu tố xâm phạm” là “yếu tố

được tạo ra từ hành vi xâm phạm”. Trong nhiều trường hợp, việc chứng minh tồn tại hành vi xâm phạm QTG có thể khiến cho chủ thể có quyền gặp một số khó khăn nhất định, nhưng sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu nhận diện được các yếu tố tạo ra hành vi xâm phạm, các sản phẩm là kết quả của hành vi xâm phạm. Các yếu tố xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả có thể kể đến như là tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt QTG, phần tác phẩm bị trích đoạn, bị sao chép hoặc lắp ghép trái phép.

- Về chủ thể xâm phạm: người, tổ chức thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác khơng phải là chủ thể có quyền nhân thân đối với tác phẩm. Chỉ có tác giả - người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm mới có các quyền được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 19 Luật SHTT. Các quyền này vẫn thuộc về bản thân tác giả dù tác phẩm có được chuyển nhượng sang cho các chủ thể khác. Do đó, chỉ có tác giả mới là chủ thể quyền, bất kỳ một cá nhân, tổ chức nếu thực hiện các hành vi được quy định tại điều khoản nêu trên đều xâm phạm quyền nhân thân của tác giả. Đối với quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm được quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật SHTT, nếu chủ thể thực hiện hành vi không phải là chủ sở hữu, hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao quyền thì chính là xâm phạm QTG.

- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam (bao gồm cả trường hợp hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam): về nguyên tắc, thì pháp luật Việt Nam chỉ có thể được áp dụng, có giá trị pháp lý trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Pháp luật Việt Nam khơng thể điều chỉnh và cũng khó có thể điều chỉnh những quan hệ tranh chấp về SHTT xảy ra ở nước ngồi. Tuy nhiên, q trình tồn cầu hóa mạnh mẽ đang kéo theo những hệ quả của nó. Sự giao thoa kinh tế, văn hóa, xã hội khơng cịn bị giới hạn bởi ranh giới vật lý nữa, đặc biệt là với sự phát triển của mạng lưới internet. Internet cũng là phương tiện truyền tải những sản phẩm sáng tạo của con người một cách nhanh chóng nhất, và cũng là nơi dễ dàng diễn ra các hành vi xâm phạm QTG với mn vạn hình thức, cách thức khác nhau. Việc xâm phạm QTG trên

môi trường mạng rất khó để xác định phạm vi, địa điểm diễn ra hành vi.

Như đã đề cập, pháp luật về QTG không chỉ bảo vệ tác giả trong phạm vi được sử dụng tác phẩm để khai thác lợi ích kinh tế mà còn cả trong quan quan hệ của tác giả đối với tác phẩm của mình về khía cạnh tinh thần và nhân thân. Quyền nhân thân gắn liền với tác giả, đồng tác giả, và được hiện thực hóa bằng các quyền được quy định tại điều 19, Luật SHTT bao gồm 4 quyền:

- Quyền đặt tên cho tác phẩm: đây là độc QTG, chỉ có tác giả mới là người có quyền đặt tên cho tác phẩm, cũng chính là dấu hiệu riêng phân biệt tác phẩm của mình với người khác. Ngay cả khi tác giả đã chuyển giao quyền sử dụng, khai thác tác phẩm cho người khác, thì tên tác phẩm cũng khơng thể bị thay đổi nếu khơng có sự đồng ý của tác giả.

- Quyền được đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng: cũng như quyền đặt tên, đây là quyền dành riêng cho tác giả. Bởi vì họ là người trực tiếp tạo ra tác phẩm, nên tác giả là chủ thể xứng đáng nhất được vinh danh và ghi nhớ trong chính tác phẩm họ đã làm ra bằng sức lao động, sự sáng tạo của mình. Quyền này bảo vệ tác giả dưới hai góc độ chính: một là, tác có quyền thừa nhận tác phẩm là của mình vào bất kỳ thời gian nào và chống lại việc người khác lợi dụng tên tuổi của mình (mạo danh tác giả); hai là, tác giả có quyền buộc người sử dụng tác phẩm, chủ sở hữu QTG phải nêu rõ ràng tên, các dấu hiệu nhận biết của mình theo cách thức và phạm vi mà tác giả mong muốn106.

- Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác cơng bố tác phẩm: chỉ tác giả mới có quyền quyết định mình sẽ cho cơng chúng biết đến tác phẩm của mình vào thời điểm nào, trong hồn cảnh như thế nào, và bằng hình thức gì.

- Quyền được bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm, khơng có người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả: ngồi những quy định về đặt tên, nêu tên và công bố tác phẩm, việc bảo vệ các yếu tố về tinh thần của tác giả còn được thể hiện ở việc bảo vệ sự 106 Nguyễn Vân, tlđd (33), Nxb Trẻ, tr. 146.

toàn vẹn về mặt nội dung của tác phẩm. Bất cứ hành vi nào xâm phạm đến sự tồn vẹn đó, như sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm đều có thể gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của tác giả. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ ràng giữa hành vi xâm phạm sự toàn vẹn của tác phẩm với việc “bình luận” tác phẩm. Bình luận là sự nhận xét, đánh giá tác phẩm dựa trên cơ sở sự thật khách quan, nội dung của tác phẩm dưới góc độ khoa học nhằm đóng góp cho các cơng trình nghiên cứu, học thuật, khơng nhằm cơng kích, chỉ trích hay phục vụ cho mục đích cá nhân. Do đó, kể cả trong trường hợp lời bình có chứa đựng những nhận xét tiêu cực, q khắt khem, thì cũng khơng thể xem như hành vi xâm phạm uy tín, danh dự của tác giả được. Và đây cũng là một trong những quyền nhân thân quan trọng nhất và cũng dễ bị xâm phạm nhất.

Trong vụ tranh chấp về hành vi xâm phạm QTG, nguyên đơn là ông Nguyễn Quang Tuân đã khởi kiện ông Đào Thái Tơn vì hành vi xâm phạm QTG và vu khống107. Theo đó, có 4 bài viết của ơng Tuân được in trong quyển “Văn bản truyện Kiều- Nghiên cứu và thảo luận” của ơng Tơn, cùng với đó là những lời phân tích, nhận xét mà ơng Tn cho là xun tạc, vu cáo, bịa đặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự của ơng Tn108. Trong khi đó, ơng Tơn lại cho rằng, ông không hề mạo danh, không hề sửa chữa câu chữa nào mà chỉ để lại những lời “bình chú” trong chú thích để chi ra 82 trường hợp khơng trung thực và non kém của ông Tuân về chuyên môn và phương pháp nghiên cứu của ơng Tn. Mặc dù sau đó phía ngun đơn đã rút u cầu khởi kiện tội vu khống vì khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự nhưng Tòa án cũng đã đưa ra một số nhận xét rằng ông Tôn đã xen vào các đoạn trong bài viết của ơng Tn những lời bình chú của mình, mục đích là để người đọc dễ đối chiếu và nhận ra những sai sót trong các bài của ông Tuân và khẳng định rõ ràng việc ông Tôn đưa in 4 bài của ơng Tn nhằm mục đích phê bình trong phần thảo luận là khơng vi phạm bản QTG. Tuy nhiên, bản án cũng khơng đề cập đến bất cứ tiêu chí xác định, cụ thể nào nhằm nhận biết được đây đơn thuần chỉ là hành vi phân tích, bình luận hay là

107 Bản án số 127/2007/DSPT ngày 14/6/2007 của Tòa án nhân dân TP. Hà Nội108 Nguyễn Thái Cường, tlđd (3), tr. 103. 108 Nguyễn Thái Cường, tlđd (3), tr. 103.

hành vi xuyên tạc, gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tin của người tác giả.

Như vậy, tác giả sở hữu nhóm bốn quyền nhân thân đối với tác phẩm của mình. Để bảo vệ nhóm quyền nhân thân này, điều 28 Luật SHTT cũng quy định các hành vi được xem là xâm phạm quyền nhân thân của tác giả, bao gồm: chiếm đoạt QTG đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; Mạo danh tác giả; Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà khơng được phép của đồng tác giả đó; sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tác tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Đặc biệt, hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào cịn xuất hiện thêm yêu cầu phải “gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”. Việc quy định như khoản 4 Điều 19 Luật SHTT có thể được hiểu là nếu một người thực hiện hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm của người khác nhưng lại chứng minh được hành vi đó khơng gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả hoặc là chứng minh được việc sửa chữa đó đã làm cho tác phẩm “hay” lên thì khơng được xem là vi phạm109. Như vậy, câu hỏi đặt ra là, bản thân việc sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm đã đủ để thỏa mãn cấu thành hành vi xâm phạm quyền nhân thân của tác giả chưa; hay buộc phải có thêm hậu quả là gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả nữa? Có quan điểm cho rằng, cần phải hiểu quy định này theo hướng: bản thân hành vi sửa chữa, cắt xén đã xâm phạm quyền nhân thân của tác giả, còn nội dung “gây phương hại đến danh dự và uy tín” chỉ nhằm bổ sung cho hành vi “xuyên tạc” tác phẩm110.

Xét dưới góc độ lý luận, QTG bảo hộ về mặt hình thức đối với tác phẩm111, khơng bảo hộ về mặt nội dung. Mục tiêu của QTG là bảo hộ thành quả sáng tạo, sự lao động trí óc của tác giả gắn liền với sự toàn vẹn của tác phẩm chứ khơng đề cập gì đến việc tác phẩm đó sẽ mang lại giá trị gì cho xã hội hay nhân loại. Do đó, việc đánh giá một tác phẩm là “hay” hay “dở” phụ thuộc rất nhiều vào tính chủ quan, 109 Nguyễn Xuân Quang, tlđd (6), tr.18.

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w