SHTT, nhưng đến cuối cùng, nguyên đơn vẫn không nhận được bất cứ sự đền bù nào cho hành vi xâm phạm cả.
Ngồi ra, nếu có u cầu bồi thường tổn thất tinh thần và u cầu đó được chấp nhận, thì dường như yêu cầu bồi thường cũng gặp khơng ít khó khăn do bản chất trừu tượng của loại thiệt hại này. Trong tranh chấp về hành vi xâm phạm QTG giữa ông Đăng và ông Trọng125, yêu cầu về bồi thường tổn thất tinh thần 10.000.000 đồng cho hành vi sử dụng hai ca khúc không được sự đồng ý của tác giả, đồng thời tự ý sửa chữa lời bài hát, tên bài hát của ông Đăng. Yêu cầu này đã được Tòa án nhận định như sau, “Xét hành vi xâm phạm
của ơng Đăng là có nhưng chưa đến mức nghiêm trọng và khơng phải lỗi cố ý, bản thân ông Trọng cũng không chứng minh được việc ông Đăng đã sử dụng hai ca khúc do ông sáng tác đã gây ảnh hưởng xấu và làm giảm sút uy tín của ơng, do đó việc ngun đơn yêu cầu bồi thường 10.000.000 đồng cho hai ca khúc là chưa phù hợp, hội đồng xét xử chỉ chấp nhận số tiền 5.000.000 đồng”. Có thể thấy,
trong tranh chấp trên, tổn thất về tinh thần được tòa án xác nhận thơng qua việc có hành vi xâm phạm QTG chứ khơng thể hiện rõ tổn thất mà chủ thể bị xâm phạm phải chịu là gì. Trong bản án khác126, Tịa phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã chấp nhận mức BTTH về tinh thần, mặc dù công ty Thành Đồng không chứng minh được thiệt hại thực tế về vật chất và tinh thần, nhưng do hành vi xâm phạm quyền SHTT của cơ sở Ngọc Thanh kéo dài và có hệ thống, đã làm ảnh hưởng đến thu nhập kinh doanh mất cơ hội kinh doanh trong việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và kiểu dáng cơng nghiệp, danh tiếng và hình ảnh của cơng ty bị giảm sút, chi phí để thực hiện các chiến dịch quảng cáo bị phá hỏng.
Thực tế thì pháp luật về SHTT của Việt Nam cũng không quy định rõ các tiêu chí để xác định có hay khơng hành vi xâm phạm QTG gây ra tổn thất tinh thần. Luật chỉ quy định chủ thể yêu cầu bồi thường phải là bên chứng minh các tổn thất mà mình phải chịu, và Tịa án chỉ đưa ra quyết định về bồi thường dựa trên sự chứng minh của chủ thể quyền. Chính sự mơ hồ, khơng rõ ràng trong cách quy 125 Bản án số 1549/2010/KDTM-ST ngày 27/09/2010 của Tịa án nhân dân TP.. Hồ Chí
Minh.