Bản án số 774/2019/DSPT ngày 03/9/2019 của Tịa án nhân thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 47 - 48)

(ii) Đương sự có nghĩa vụ chứng minh về việc tồn tại hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với tác phẩm của mình:

Cụ thể, khoản 3 Điều 203 Luật SHTT có quy định, “Nguyên đơn

phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh”. Thông thường, để

chứng minh hành vi xâm phạm QTG, nguyên đơn phải chứng minh tác phẩm của bị đơn ra đời sau tác phẩm của nguyên đơn, song lại giống toàn bộ hoặc phần lớn các yếu tố cơ bản trong tác phẩm của nguyên đơn, bị đơn đã biết cụ thể về tác phẩm của nguyên đơn, kể cả hình thức thể hiện và nội dung. Sau khi chứng minh những vấn đề này, nghĩa vụ chứng minh hành vi không xâm phạm QTG của chủ thể khác sẽ được chuyển cho bị đơn 102.Chứng cứ chứng minh cho hành vi xâm phạm bao gồm các tài liệu, hiện vật sau đây: bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mơ tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ; vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét; bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ; biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm103.

Trách nhiệm bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm QTG là một loại trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Trách nhiệm này do luật quy định104, do đó, trách nhiệm này chỉ thực sự phát sinh khi chủ thể vi phạm phải thực hiện những hành vi trái với quy định của pháp luật. Nói cách khác, trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng không thể tồn tại nếu không xuất hiện hành vi trái pháp luật đã được quy định. Nguyên tắc này bao gồm cả trách nhiệm bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm QTG. Tức là trách nhiệm bồi thường tổn thất tinh thần này chỉ phát sinh khi có hành vi xâm phạm QTG được quy định trong pháp luật SHTT. Và một hành vi được xem xét có phải là hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền SHTT hay khơng thì phải thỏa mãn được các căn cứ được quy định tại điều 5, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT:

Một phần của tài liệu Bồi thường tổn thất tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật việt nam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w