Sự ra đời của BLDS 2005 và cuối cùng là BLDS 2015 hiện hành với các quy định ngày càng hoàn thiện hơn về chế định BTTH ngồi hợp đồng nói chung, và trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần nói riêng. Cụ thể, khoản 3 Điều 361 BLDS 2015 có quy định, “thiệt
hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể”. Như vậy, thay vì đưa ra một khái niệm cụ thể về
tổn thất tinh thần, luật lại liệt kê các trường hợp được xem là tổn thất về tinh thần mà theo đó, chủ thể quyền sẽ được quyền yêu cầu bồi thường. Cụ thể hơn, là Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, theo đó, thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lịng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu69.
Tóm lại, nếu hiểu theo nghĩa chung nhất, thì tổn thất về tinh thần là sự tổn thất về tình cảm, tâm trạng của con người, sự tín nhiệm của xã hội đối với pháp nhân và các chủ thể khác mà biểu hiện của tổn thất này là việc cá nhân phải chịu đựng các cảm xúc tiêu cực như đau đớn, buồn khổ về tinh thần, là việc pháp nhân và các chủ thể khác phải chịu các hậu quả bất lợi trong hoạt động của đời sống xã hội do giảm hoặc mất đi uy tín, niềm tin, sự tín nhiệm từ cộng đồng70.