6. Bố cục của Luận văn
1.1.5. Một số kinh nghiệm để xây dựng và vận hành hệ thống kiếm soát nội bộ hiệu quả
hiệu quả
Trên thế giới, mô hình những tập đoàn lớn như Microsoft, Ford, Nestle…cho thấy phải xây dựng hệ thống kiểm soát quản trị tương tự hình kiểm toán nội bộ thực sự nghiêm túc chứ không phải hình thức thì mới đảm bảo hiệu quả kiểm soát nội bộ. Nhiều công ty nước ngoài đã phải đầu tư khá lớn vào hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm giảm thiểu các rủi ro và gian lận. Đặc biệt là những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Newyork (NYSE) phải tuân thủ đạo luật Sarbanes-Oxley (ban
hành năm 2002) của Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) với các quy định nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư vào các công ty đại chúng bằng cách buộc các công ty
này phải cải thiện sự đảm bảo và tin tưởng vào các báo cáo, các thông tin tài chính
công khai. Trong đó, có nội dung “Trong bộ báo cáo hàng năm phải có một Báo cáo kiểm soát nội bộ trong đó thể hiện các vấn đề liên quan đến công tác kiểm toán một cách khá toàn diện. Báo cáo này phải có chứng thực của công ty kiểm toán”
Ở Việt Nam, với việc hoạt động kém hiệu quả của các tập đoàn kinh tế nhà nước, ví dụ sự thất bại của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin với tổng tài sản là 90.000 tỷ đồng nhưng vay nợ đến 80.000 tỷ đồng, cho thấy rằng việc xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp. Với những tập đoàn vẫn giữ 100% vốn sở hữu nhà nước hoặc duy trì tỷ lệ sở hữu nhà nước cao thì đều hoạt động không hiệu quả vì khó khăn cho doanh nghiệp về việc điều hành, huy động vốn do cơ cấu sở hữu tập trung, ít có sự phân chia giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, tình trạng phân cấp chồng chéo. Vì thế, mới có trường hợp công ty mẹ đầu tư vốn vào công ty con, nhưng công ty con vẫn đăng ký mua cổ phiếu của công ty mẹ, xem đó như một khoản đầu tư hạch toán của mình chứ không phải là cổ phiếu quỹ khi hợp nhất.
Trừ các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và các doanh nghiệp đã có và đang xây dựng hệ thống chứng chỉ ISO, TQM... Phần lớn các doanh nghiệp chưa hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích cũng như cách xây dựng, tổ chức và vận hành bài bản một hệ thống kiểm soát nội bộ. Công tác kiểm tra, kiểm soát thường chồng chéo, phiến diện, tập trung vào các chỉ số kinh tế - tài chính và kết quả cuối cùng, ít chú trọng kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức, lấy ngăn chặn, phòng ngừa là chính. Đây là một trong các điểm yếu trong xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ mà các doanh nghiệp cần khắc phục để nâng cao sức cạnh tranh khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.