Lồng ghép nội dung PCBLGĐ trong hoạt động quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy, nhân sự và quyết định các vấn đề quan trọng khác của đất

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 113 - 116)

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân trong hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương

10.3.3. Lồng ghép nội dung PCBLGĐ trong hoạt động quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy, nhân sự và quyết định các vấn đề quan trọng khác của đất

đề về tổ chức bộ máy, nhân sự và quyết định các vấn đề quan trọng khác của đất nước và địa phương

- Trong hoạt động quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy các cơ quan

nhà nước

Trong việc quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy nhà nƣớc thuộc thẩm quyền của cơ quan dân cử thì hoạt động lồng ghép vấn đề PCBLGĐ cũng rất cần thiết.

bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ; theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thì Hội đồng nhân dân phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp theo hƣớng dẫn của Chính phủ; thơng qua tổng biên chế hành chính của địa phƣơng trƣớc khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Việc cân nhắc, tính tốn, xem xét có cần thiết phải thành lập một bộ hoặc cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực PCBLGĐ hay chỉ cần giao thêm nhiệm vụ chủ trì quản lý nhà nƣớc về PCBLGĐ cho một bộ đã có sẵn (trong từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc); việc bảo đảm về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, phƣơng tiện làm việc cho các cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng trong công tác PCBLGĐ cũng là vấn đề rất quan trọng để bảo đảm tính hiệu quả của cơng tác này.

- Trong hoạt động quyết định các vấn đề về nhân sự: bầu, miễn nhiệm, bãi

nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức thuộc thẩm quyền của cơ quan dân cử

Quốc hội có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nƣớc, Phó Chủ tịch nƣớc, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội, Thủ tƣớng Chính phủ, Chánh án Tồ án nhân dân tối cao, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng và các thành viên khác của Chính phủ.

Hội đồng nhân dân có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Trƣởng Ban và các thành viên khác của các Ban của Hội đồng nhân dân, Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân cùng cấp.

Cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình chỉ có thể có hiệu quả nếu chúng ta tăng cƣờng và nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực phịng, chống bạo lực gia đình. Đại biểu dân cử cần sử dụng hợp lý các quyền chất vấn, bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các chức danh do mình bầu hoặc phê chuẩn là những ngƣời thiếu năng lực hoặc thiếu trách nhiệm trong cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình.

- Trong hoạt động xem xét, cho ý kiến hoặc thông qua các nghị quyết

quyết định các chính sách quan trọng của đất nước hoặc địa phương.

Các chính sách quan trọng của quốc gia hoặc của địa phƣơng đƣợc cơ quan dân cử quyết định trong một số trƣờng hợp tuy khơng phải dƣới hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhƣng lại có tác động to lớn tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của đất nƣớc và đƣơng nhiên, trong nhiều trƣờng hợp có tác động tới bình đẳng giới hoặc tác động trực tiếp tới cơng tác PCBLGĐ. Do đó lồng ghép vấn đề PCBLGĐ trong việc hoạch định, xem xét và quyết định các chính sách quan trọng của quốc gia hoặc của địa phƣơng có ý nghĩa quan trọng trong việc PCBLGĐ. Khi cơ quan dân cử xem xét, thảo luận để quyết định về các chính sách quan trọng của

quốc gia hoặc của địa phƣơng, thì hoạt động lồng ghép vấn đề PCBLGĐ cũng sẽ bắt đầu bằng việc xác định vấn đề trong Báo cáo, Tờ trình của cơ quan hành pháp về chính sách này; thu thập, tìm kiếm thơng tin; phân tích, đánh giá tác động của chính sách và đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề… Trong quá trình xem xét, thảo luận về các chính sách này các đại biểu cần tận dụng các cơ hội để tìm hiểu thơng tin, tranh luận, thảo luận làm rõ hơn vấn đề thuộc nội dung chính sách có liên quan tới cơng tác PCBLGĐ. Trong điều kiện về cơ chế, năng lực tiếp cận thông tin còn hạn chế; số lƣợng, chất lƣợng bộ máy giúp việc cho đại biểu dân cử còn chƣa đáp ứng yêu cầu và trong điều kiện đa số đại biểu hoạt động kiêm nhiệm tại các lĩnh vực khác nhau và khơng phải đại biểu nào cũng có hiểu biết sâu đối với vấn đề đƣợc xem xét, thì việc đặt câu hỏi, yêu cầu làm rõ các thông tin, số liệu về vấn đề PCBLGĐ có liên quan tới chính sách… sẽ là những giải pháp mà đại biểu có thể ƣu tiên lựa chọn.

CHỦ ĐỀ 11:

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 113 - 116)