Tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 30 - 31)

- Nếu tồn tại BĐG, phụ nữ có sự tự tin và mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình và tham gia vào các lĩnh vực hoạt động của xã hội Họ trở nên độc lập, tự chủ

1.8.2 Tại Việt Nam:

- Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Thanh niên tiến hành tại 6 tỉnh ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam với cỡ mẫu 1.240 em là học sinh các trƣờng tiểu học và trung học cơ sở cho thấy 46% nói rằng bố mẹ của các em thƣờng xuyên phạt bằng cách này hay cách khác nếu các em có lỗi (Đặng Cảnh Khanh, 2003). Trong số các em đã bị phạt thì 26% nói rằng các em bị đánh. Điều tra gia đình Việt Nam 2006 cũng cho thấy có đến 14% cha/mẹ sử dụng hình thức “đánh địn” khi vị thành niên nam có hành vi mắc lỗi.

- Theo kết quả điều tra về thực trạng bình đẳng giới năm 2004 – 2005 (Nguyễn Vân Anh, 2005), có 21,2% phụ nữ cho biết đã từng bị chồng chửi trong 12 tháng trƣớc khi khảo sát.

- Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, nguyên nhân ly hôn do “mâu thuẫn vợ chồng, đánh đập, ngƣợc đãi” 8 tháng đầu năm 2003 là 22.997 vụ trong tổng số 41.326 vụ, chiếm 55,6% và trong năm 2005, tỷ lệ này chiếm 60,3% các vụ ly hơn.

- Cuộc Điều tra gia đình Việt Nam 2006 cũng chỉ ra rằng có khoảng 21,2% cặp vợ /chồng xảy ra các hiện tƣợng bạo lực nhƣ: đánh, mắng chửi, chấp nhận quan hệ tình dục khi khơng có nhu cầu.

- Kết quả khảo sát của Uỷ Ban các Vấn đề xã hội tại 8 tỉnh thành năm 2006 cho thấy có 23% gia đình có bạo lực về thể chất, 25% về bạo lực tinh thần và 30% có hành vi ép buộc quan hệ tình dục. Điều tra cũng cho thấy 29,3% trẻ em chứng kiến bạo lực thân thể nhiều lần, 25,5% chứng kiến một vài lần.

CHỦ ĐỀ 2:

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 30 - 31)