CÁC CƠNG CỤ PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH VỀ PCBLGĐ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 31 - 32)

- Nếu tồn tại BĐG, phụ nữ có sự tự tin và mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình và tham gia vào các lĩnh vực hoạt động của xã hội Họ trở nên độc lập, tự chủ

CÁC CƠNG CỤ PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH VỀ PCBLGĐ TẠI VIỆT NAM

TẠI VIỆT NAM

2.1. Bối cảnh

Đảng và Chính phủ Việt Nam ln cam kết mạnh mẽ để bảo vệ, thúc đẩy, và thực hiện các quyền con ngƣời, đặc biệt là của những ngƣời yếu thế nhƣ phụ nữ, trẻ em, ngƣời cao tuổi, dân tộc thiểu số, ngƣời sống chung với khuyết tật, và những ngƣời sống với HIV / AIDS. Cam kết về quyền con ngƣời đƣợc quy định trong hiến pháp và một số luật và chính sách khác. Hiến pháp của Nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) khẳng định các quyền con ngƣời về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hố và xã hội đƣợc tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân. Các điều 63, 64, 65 Hiến pháp Nƣớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định việc bình đẳng nam nữ nhấn mạnh việc bảo vệ các quyền lợi của phụ nữ về kinh tế - xã hội và chính trị xã hội nhằm đảm bảo sự bình đẳng và cơng bằng. Luật Bình đẳng giới, Pháp lệnh Ngƣời cao tuổi, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và nhiều văn bản pháp luật khác cũng thể hiện sự quan tâm tới việc bảo vệ và chăm sóc các nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là những ngƣời yếu thế.

Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nƣớc, bình đẳng và cơng lý xã hội phải đƣợc đảm bảo. Đây là tầm nhìn vững chắc của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Để đạt đƣợc điều này, luật pháp quốc gia và các chính sách đƣợc xây dựng và triển khai thực hiện để tăng cƣờng bảo vệ xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.

Mặc dù Việt Nam đã có tiến bộ ấn tƣợng về phát triển kinh tế tại, song vẫn còn nhiều thách thức đối với sự phát triển trong đó bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em vẫn phổ biến rộng rãi. BLGĐ xảy ra dƣới nhiều hình thức, ở mọi nơi kể cả điều kiện về địa lý và kinh tế xã hội. BLGĐ đã tác động tiêu cực đến cá nhân, gia đình, xã hội.

Trƣớc năm 2007, khi Việt Nam chƣa có luật riêng về PCBLGĐ, các căn cứ cho xử phạt hành vi BLGĐ nằm rải rác ở các Bộ luật khác, bởi vậy tồn tại một số hạn chế nhƣ sau:

1 Các quy định pháp luật về PCBLGĐ phân tán, nhỏ lẻ, thiếu tính hệ thống. Do vậy, nên việc đánh giá và kiểm sốt một cách có hệ thống và hiệu quả tình trạng BLGĐ vẫn cịn nhiều thách thức và chồng chéo.

2 Mặc dù đã có những quy định về xử phạt và xử lý vi phạm hành chính nhƣng chƣa đƣợc tuân thủ một cách chặt chẽ (ví dụ các quy định về các tội trong Chƣơng XVII của Bộ Luật hình sự 1999, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hơn nhân gia đình).

3 Thiếu các biện pháp và can thiệp hữu hiệu PCBLGĐ. Ngoài ra, những ngƣời thi hành luật pháp, các cơ quan chức năng, quan chức chính phủ và các cơng chức vẫn còn thiếu kỹ năng và kiến thức về bình đẳng giới và phịng, chống bạo lực gia đình cũng nhƣ các biện pháp giải quyết. Nhiều ngƣời vẫn cịn có những thành kiến, tiêu chuẩn và định kiến giới. Nhiều nạn nhân bạo lực gia đình khơng đƣợc trao quyền cũng nhƣ lệ thuộc vào kinh tế, khơng biết quyền của họ. Vì vậy, họ e ngại khi tìm sự giúp đỡ hoặc nói ra. Chỉ trƣờng hợp bạo lực gia đình có hậu quả nghiêm trọng mới đƣợc can thiệp.

Trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn luật và công ƣớc quốc tế liên quan đến bình đẳng giới và PCBLGĐ. Vì vậy, Việt Nam trở thành thành viên của các công ƣớc với nghĩa vụ pháp lý đầy đủ. Các yêu cầu trong việc giới thiệu các nguyên tắc đƣợc quốc tế chấp nhận và nội dung của các công ƣớc, điều ƣớc quốc tế liên quan đến lĩnh vực PCBLGĐ đối với hệ thống luật pháp và chính sách quốc gia đòi hỏi việc ban hành và triển khai pháp luật về PCBLGĐ.

Những lý do nêu trên cho thấy, việc xây dựng và ban hành Luật PCBLGĐ là hết sức cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại về thể chế pháp lý. Đồng thời, cần thiết phải có sự thay đổi về nhận thức và thái độ của xã hội đối với hành vi BLGĐ, phòng ngừa, đấu tranh chống BLGĐ, xử lý các thủ phạm gây ra BLGĐ cũng nhƣ hỗ trợ nạn nhân BLGĐ. Ngày 21/11/2007, Quốc Hội đã phê chuẩn Luật PCBLGĐ của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2008.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)