Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 108 - 110)

việc sau:

+ Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề liên quan tới bạo lực gia đình (đề xuất giải pháp mới hoặc đề xuất giải pháp đối với vấn đề liên quan tới PCBLGĐ chƣa đƣợc xác định, phân tích, đánh giá trong quá trình soạn thảo).

+ Đánh giá, phản biện về giải pháp đƣợc đề ra để giải quyết vấn đề liên quan tới PCBLGĐ thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án.

+ Yêu cầu cơ quan soạn thảo tổ chức đánh giá và đƣa ra giải pháp giải quyết vấn đề liên quan tới PCBLGĐ trong trƣờng hợp cơ quan soạn thảo chƣa thực hiện công việc này.

Dù đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề bạo lực gia đình hoặc đánh giá, phản biện về giải pháp đã đƣợc đề ra, thì việc thực hiện các cơng việc này về nguyên tắc đều căn cứ theo lý thuyết chung trong việc xây dựng giải pháp giải quyết vấn đề: gắn giữa giải pháp với mục tiêu đã đề ra; kết hợp giữa hiện trạng với kinh nghiệm, lý thuyết, trên cơ sở thu thập, đánh giá, phân tích thơng tin để đề ra giải pháp phù hợp. Mỗi một vấn đề liên quan tới PCBLGĐ đều có thể có các giải pháp khác nhau để giải quyết, vì vậy cần cân nhắc lựa chọn giải pháp tối ƣu nhất. Có thể chia ra làm 3 loại giải pháp khác nhau:

+ Không làm gì (giữ nguyên hiện trạng, khơng cần có sự can thiệp của Nhà nƣớc);

+ Giải pháp không phải là lập pháp (nhƣ giải pháp về thông tin, giáo dục, truyền thông; giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật…);

+ Giải pháp lập pháp (trong dự án luật cần có quy định điều chỉnh).

Trên thực tế có thể xảy ra trƣờng hợp, vấn đề liên quan tới bạo lực gia đình xảy ra có thể khơng phải là do các quy định của pháp luật không phù hợp mà là do khâu tổ chức thực hiện pháp luật. Hoặc việc can thiệp của Nhà nƣớc vào vấn đề xảy ra sẽ khơng có hiệu quả và nên để vấn đó cho các quy phạm xã hội nhƣ tôn giáo, đạo đức… điều chỉnh. Cũng có nhiều trƣờng hợp việc can thiệp bằng biện pháp lập pháp sẽ khơng có hiệu quả bằng các biện pháp nhƣ thông tin, giáo dục, thuyết phục. Trong những trƣờng hợp này, giải pháp khơng làm gì hoặc giải pháp khơng phải là lập pháp thƣờng là sự lựa chọn hợp lý. Cần lƣu ý rằng, giải pháp lập pháp không phải lúc nào cũng là giải pháp tối ƣu nhất và thông thƣờng giải pháp lập pháp bao giờ cũng là giải pháp tốn kém nhất. Trong lựa chọn giải pháp, nên có sự tham khảo kinh nghiệm của nƣớc ngồi nhất là những nƣớc có trình độ, điều kiện phát triển tƣơng tự nƣớc ta. Mỗi phƣơng án đều có thể có ƣu điểm, hạn chế riêng. Cũng có thể phải kết hợp nhiều giải pháp với nhau để giải quyết vấn đề.

Khi chúng ta đã chọn giải pháp lập pháp để giải quyết vấn đề liên quan tới bạo lực gia đình thì cần phải tiến hành đánh giá phƣơng án lập pháp cụ thể thông qua các cơng cụ phân tích nhƣ RIA (Dự báo tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật); phân tích chi phí - lợi ích; phân tích rủi ro… Chỉ sau khi đánh giá phƣơng án giải quyết cụ thể đƣợc đề ra chúng ta mới có thể tìm đƣợc một phƣơng án tối ƣu hơn để

giải quyết vấn đề.

Đồng thời cần đánh giá về tính khả thi của các phƣơng án giải quyết. Tính khả thi của các quy định của pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: tính hợp lý của quy định – vấn đề đó có khoa học, phù hợp với thực tiễn hay không? (quy định này không thấp hơn và cũng khơng q cao so với trình độ phát triển kinh tế - xã hội); việc tổ chức thực hiện quy định đó thế nào? (bộ máy, kinh phí, giáo dục, tuyên truyền, năng lực, trách nhiệm của ngƣời tổ chức thực hiện…). Việc xem xét về biện pháp và kinh phí (ngân sách) thực hiện giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính khả thi của quy định. Khi xem xét về kinh phí thực hiện cũng cần cân nhắc về tính hiệu quả của quy định, so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)